Tin nông nghiệp Tác dụng chữa bệnh không thể bỏ qua của cây hà thủ ô, trồng tại nhà cực đơn giản

Tác dụng chữa bệnh không thể bỏ qua của cây hà thủ ô, trồng tại nhà cực đơn giản

Tác giả An Dương, ngày đăng 05/01/2018

Tác dụng chữa bệnh không thể bỏ qua của cây hà thủ ô, trồng tại nhà cực đơn giản

Kỹ thuật trồng cây hà thủ ô làm cây thuốc tại nhà chính là cách bạn bảo vệ cả gia đình mình trước những bệnh thường gặp như suy nhược thần kinh, rụng tóc, đặc biệt là giúp giảm quá trình lão hóa cho chị em phụ nữ.

Cây hà thủ ô được xếp vào hàng cây thuốc quý của Việt Nam. Ảnh minh họa

Việt Nam có 2 loại hà thủ ô là đỏ và trắng. Loại hay được dùng làm thuốc là hà thủ ô đỏ. Theo tiến sĩ Võ Văn Chi, tác giả Từ điển Cây thuốc Việt Nam, hà thủ ô đỏ tên khoa học là Fallopia multiflora (Thunb.) Haradson (Polygonum multiflorum Thunb.), thuộc họ rau răm Polugonaceae.

Đây là loài cây thảo leo bằng thân quấn, sống nhiều năm. Hà thủ ô mọc hoang ở nơi râm mát, ven suối, khe núi đá, rừng cây bụi, trong thung lũng, chân núi cao từ 500 đến 1.600 m, phân bố nhiều ở Lai Châu, Lào Cai, Sơn La, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Nội, Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Một số nước cũng có cây này như Trung Quốc, Nhật Bản.

Theo Đông y, cây hà thủ ô nằm trong danh sách những loại thảo dược có tác dụng chữa bệnh hiệu quả do đó bạn không nên bỏ qua áp dụng kỹ thuật trồng cây này tại nhà.

Điều kiện nhiệt độ trồng cây hà thủ ô

Tuy cây mọc hoang ở vùng rừng núi nhưng khi trồng ở vùng đồng bằng, cây vẫn sinh trưởng rất tốt. Nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng từ 220 C - 270 C, lượng mưa từ 1500 - 1800 mm, cây cần đất tơi xốp nhiều mùn.

Thời vụ trồng

Thời vụ trồng cây hà thủ ô thích hợp nhất vào khoảng tháng 8 hoặc tháng 2 hàng năm. Do là cây ưa ẩm nên tốt nhất trồng vào mùa Xuân khi nhiệt độ vừa phải, cây chóng nẩy mầm.

Lựa chọn giống hà thủ ô

Vì trồng làm thuốc nên khi lựa chọn giống cần phải đảm bảo yêu cầu cây từ 20- 40 cm, lá đều đẹp, không sâu bệnh, thân mập không dập xước.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hà thủ ô 

Là cây mọc hoang dại trên đồi núi nhưng vẫn thích hợp trồng ở Đồng Bằng mà vẫn phát triển tốt. Có thể trồng hà thủ ô với khoảng cách mật độ là 50 đến 80 cm và phải có giàn cho dây leo. 

Là cây lâu năm nhưng việc chăm sóc cây hà thủ ô không hề mất nhiều thời gian. Tính từ lúc bắt đầu trồng cho tới khoảng nửa tháng sau cần tưới ẩm cho cây bén rễ có ngọn vươn lên. Trong 2 năm đầu, mỗi năm chăm sóc 2 - 3 lần và từ năm thứ 3 mỗi năm 1 – 2 lần. Khi chăm sóc cần cuốc xới đất quanh khóm cây, nhặt cỏ dại và diệt bỏ những cây chèn ép. Để cây sinh trưởng và giàu dinh dưỡng mỗi năm cũng nên bón phân lân một lần.

Hà thủ ô đỏ không thấy bị sâu bệnh, nhưng khi mới trồng những thân non hay bị dế, sên đen và ốc sên ăn lá cắn đứt dây. Do đó cần chú ý phòng trừ bằng cách quan sát rồi bắt sâu trực tiếp. Nếu quá nhiều cũng cần phun thuốc bảo vệ thực vật nhưng phải đảm bảo an toàn.

Kỹ thuật trồng cây hà thủ ô không khó nhưng lại nhiều tác dụng bất ngờ. 

Thu hoạch cây hà thủ ô

Thu hoạch vào mùa đông khi cây đã tàn lụi. Lấy củ rửa sạch cắt bỏ rễ con, củ nhỏ để nguyên, củ to bổ thành miếng phơi khô làm thuốc. Có thể dùng tươi, không chế biến hoặc nấu với đỗ đen. Thân cây cũng được sử dụng. Lá có thể dùng làm rau ăn, dây lá cũng có thể làm thuốc. 

Tác dụng chữa bệnh của hà thủ ô

Nói tới hà thủ ô thì ai cũng biết đây chính là cây thuốc được dùng nhiều trong dân gian, được dùng để chữa trị những bệnh liên quan đến thần kinh như chữa suy nhược thần kinh, làm khỏe gân cốt.

Với nhiều chị em phụ nữ, theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng hà thủ ô có tác dụng chữa trị bệnh rụng tóc, chống lại sự lão hóa của tuổi tác, với nam giới thì hà thủ ô làm đen râu và tóc.

Không chỉ có vậy, loại thảo dược quý này còn được dùng để bệnh đau lưng ở phía dưới, đay khớp gối, chữa liệt nửa người, người hay bị tinh thần hồi hộp, bị mất ngủ….

Bên cạnh đó thì hà thủ ô còn được dùng để tăng cường hệ miễng dịch cho cơ thể, cân bằng lượng đường có trong máu. Giúp ngăn ngừa tình trạng xơ vữa động mạch, bảo vệ tế bào gan, thúc đẩy quá trình sản sinh hồng cầu, nâng cao khả năng miễn dịch, cải thiện hoạt động của hệ thống các tuyến nội tiết, đặc biệt là tuyến thượng thận và giáp trạng.

Ngoài ra, hà thủ ô đỏ còn có tác dụng kháng khuẩn, nâng cao khả năng chống rét của cơ thể, nhuận tràng và giải độc. Đặc biệt, rất nhiều người biết đến hà thủ ô nhờ công dụng bảo vệ và làm trẻ hóa mái tóc.

Bài thuốc đơn giản từ cây hà thủ ô

Người già xơ cứng mạch máu, huyết áp cao hoặc nam giới tinh yếu khó có con: Dùng hà thủ ô 20g, tầm gửi dâu, kỳ tử, ngưu tất đều 16 g, sắc uống.

Chứng cholesterol trong máu cao: Hà thủ ô tươi 900 g rang giòn, nghiền bột. Mỗi lần dùng lấy 15 g, uống với nước sôi để ấm. Ngày 2 lần. Liên tục 30 ngày.

Hà thủ ô 1.800g thái mỏng, ngưu tất 600g thái mỏng. Hai vị trộn đều, dùng đấu to đậu đen đãi sạch. Cho thuốc vào chõ, cứ 1 lượt thuốc 1 lượt đậu. Đồ chín đậu. Lấy thuốc ra phơi khô. Làm như vậy 3 lần rồi tán bột. Lấy thịt táo đen Trung Quốc trộn với bột làm thành viên 0,50g. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 30 viên. Dùng rượu hâm nóng để uống.


Thấy gì từ công nghệ sản xuất hoa lan hiện đại ở Đài Loan? Thấy gì từ công nghệ sản xuất hoa… Cách trồng, chăm sóc và bảo quản hạt hướng dương chuẩn nhất Cách trồng, chăm sóc và bảo quản hạt…