Mô hình kinh tế Tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở Tây Nguyên cần sự bền vững cho những vườn cà phê Tái canh vườn cà phê già cỗi

Tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở Tây Nguyên cần sự bền vững cho những vườn cà phê Tái canh vườn cà phê già cỗi

Ngày đăng 05/11/2015

Tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở Tây Nguyên cần sự bền vững cho những vườn cà phê Tái canh vườn cà phê già cỗi

Đi tìm nguồn giống tốt

Theo đề án tái canh cà phê các tỉnh Tây Nguyên, giai đoạn 2014 - 2020 cần trồng tái canh và ghép cải tạo khoảng 120 ngàn ha (tái canh 90 ngàn ha, ghép cải tạo 30 ngàn ha).

Cụ thể: Đak Lak 29.600 ha (tái canh 27.600 ha, ghép cải tạo 2.000 ha), Đak Nông 24.500 ha (tái canh 22.000 ha, ghép cải tạo 2.500 ha), Gia Lai 17.800 ha (tái canh 15.300 ha, ghép cải tạo 2.500 ha), Lâm Đồng 45.600 ha (tái canh 22.600 ha, ghép cải tạo 23.000 ha), Kon Tum tái canh 2.500 ha.

Theo kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp của cha ông ta xưa thì giống chỉ đứng ở vị trí thứ tư.

Tuy nhiên đối với việc tái canh cà phê, giống luôn là yếu tố kỹ thuật quan trọng hàng đầu, tạo ra bước đột phá trong việc tăng năng suất, phẩm chất cây trồng cũng như các đặc tính chống chịu sâu bệnh.

Theo Tiến sĩ Lê Ngọc Báu-Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông-Lâm nghiệp Tây Nguyên thì: Từ năm 2000 trở về trước, hầu như toàn bộ diện tích cà phê của Việt Nam đều được trồng bằng hạt, trong đó phần lớn do nông dân tự chọn.

Do được trồng bằng hạt, không qua một quy trình chọn lọc nên năng suất thấp, hạt bé, bị nhiễm bệnh gỉ sắt trong vườn chiếm tỷ lệ cao, trung bình khoảng 5 - 10%...

Trước những đòi hỏi khắt khe về giống cho việc tái canh cà phê như trên, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã phê duyệt dự án giống cà phê thuộc “Đề án phát triển giống cây nông-lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020”; xây dựng vườn cây đầu dòng các giống cà phê mới được công nhận như TR4, TR5, TR6, TR9, TR11...

nhằm đáp ứng đủ nguồn giống phục vụ ghép cải tạo, trồng tái canh cà phê cho các tỉnh Tây Nguyên.

Bên cạnh đó, Bộ cũng đã chỉ đạo xây dựng kế hoạch sản xuất giống cho tái canh cà phê, nhằm từng bước tăng cường sản xuất giống và quản lý chất lượng giống phục vụ tái canh cà phê.

Ngoài ra, Bộ cũng đã công nhận cho sản xuất thử giống cà phê vối TRS1 cung cấp khoảng 20 tấn/năm, tương đương khoảng 23.000 ha trồng tái canh hàng năm.

Tại các tỉnh Tây Nguyên, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông-Lâm nghiệp Tây Nguyên là đơn vị chủ trì dự án phát triển giống cà phê.

Viện này đang triển khai, góp phần cung cấp nguồn giống cho sản xuất.

Trong những năm gần đây, Viện đã tập trung các nguồn lực nghiên cứu, lai tạo thành công các giống cà phê mới, đáp ứng yêu cầu phát triển ngành cà phê của cả nước theo hướng bền vững.

Hiện tại, Viện có 9 giống cà phê vối mới được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận là giống quốc gia.

Ngoài ra, ở Lâm Đồng cũng có 2 bộ giống được nông dân đánh giá cao là giống Thiên Trường và giống Trường Sơn.

Như vậy, vấn đề giống cho tái canh cà phê thì đã tạm yên tâm.

Việc còn lại là nông dân, những chủ vườn cà phê cần tỉnh táo, sáng suốt trong khâu chọn mua giống, tránh tình trạng mua phải giống giả, giống kém chất lượng...Và tìm nguồn vốn tốt

Trong quá trình tái canh cà phê, bên cạnh tìm được nguồn giống tốt thì giải pháp về vốn cũng hết sức quan trọng.

Tại Hội nghị xúc tiến đầu tư Tây Nguyên lần thứ II năm 2003, Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam đã ký biên bản ghi nhớ và hợp đồng tín dụng nguyên tắc với UBND các tỉnh Đak Lak, Lâm Đồng và Tổng Công ty Cà phê Việt Nam, xây dựng phương án kế hoạch đầu tư vốn cho tái canh cây cà phê già cỗi với tổng số vốn cam kết tài trợ cho chương trình lên tới 12.000 tỷ đồng.

Cụ thể, với Tổng Công ty Cà phê Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam ký hợp đồng nguyên tắc về tài trợ gói tín dụng 4.165 tỷ đồng cho chương trình thu mua-chế biến-xuất khẩu cà phê niên vụ 2013 - 2014, gói tín dụng 2.110 tỷ đồng cho đầu tư thâm canh, chăm sóc, tái canh cà phê.

Đối với lãi suất cho đầu tư chăm sóc, vay tái canh cà phê cũng đã được Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam ưu ái, cụ thể thấp hơn lãi suất thông thường 1 - 2%/năm, thời hạn cho vay là 5 - 7 năm.

Về lý thuyết, vốn cho chương trình tái canh cà phê như vậy được xem là tương đối sáng sủa.

Tuy nhiên để đồng vốn đến với những vườn cà phê cần tái canh một cách nhanh chóng thì lại là câu chuyện khác.

Tỉnh Gia Lai-thông qua kênh của Hội Nông dân tỉnh thì đến nay, đã thành lập được trên 2.000 tổ vay vốn với khoảng 43.000 thành viên (hộ) vay vốn cho chương trình tái canh cà phê.

Tuy nhiên, số thành viên tiếp cận được nguồn vốn này, đến nay mới chỉ được khoảng một nửa.

Lý giải về vấn đề này, ông Đặng Ngọc Khôi-Trưởng ban Quản lý vốn (Hội Nông dân tỉnh Gia Lai), cho biết: Đó là do còn nhiều hộ nông dân chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hoặc có rồi nhưng đã thế chấp cho ngân hàng khác để sử dụng vào mục đích khác.

Mà theo Nghị định 41 của Chính phủ (quy định về việc vay vốn phát triển sản xuất nông nghiệp) thì hai đối tượng trên không được vay vốn để tái canh cà phê.

Phần đông còn lại thì do lãi suất ngân hàng cao, thời gian hoàn vốn ngắn trong khi thời tiết, giá cả luôn biến đổi thất thường nên họ còn e dè với chương trình này.


Tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở Tây Nguyên cần sự bền vững cho những vườn cà phê thực trạng đáng lo ngại Tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở Tây… Làm giầu từ mô hình nuôi vịt trời thương phẩm Làm giầu từ mô hình nuôi vịt trời…