Tại sao heo nái đẻ ít con
![Tại sao heo nái đẻ ít con](/temp/resize/400x300/upload/news/03-2016/tai-sao-heo-nai-de-it-con-1457715435.jpg)
1. Heo nái đẻ ít con có thể do những lý do sau:
- Heo nái tơ (đẻ lứa 1, lứa 2) thường có số con đẻ ra trên lứa ít hơn heo nái ra khoảng 1-3 heo con.
- Di truyền, do không chú ý chọn heo của những heo nái đẻ nhiều con và ở lứa đẻ thứ hai trở lên.
- Cho ăn ít trong thời gian chờ phối giống và ăn nhiều trong một tuần sau khi phối.
- Heo nọc, điều này có thể kết luận khi số heo nái do một con heo nọc phối có số con đẻ ra trên ổ ít.
- Thời tiết quá nóng vào thời gian sau khi phối kéo dài khoảng 1 tuần.
- Bệnh, một số bệnh có liên quan đến chết phôi, thai như Parvovirus…
2. Làm thế nào để hạn chế tình trạng này?
- Chỉ chọn heo của những heo nái đẻ từ lứa 2 trở lên và số con đẻ ra trên lứa cao.
- Với heo nái tơ, chỉ cho phối vào lần lên giống thứ 2, thưƒ.
Nên cho phối 2 lền cách nhau 10-12 giờ.
Giữa hai lần lên giống, nên cho heo nái ăn nhiều hơn từ 0,5-0,75 kg thức ăn vào ngày thứ 10 sau khi heo lên giống lần trước.
- Chú ý chọn giống để phối là những heo nọc có tỷ lệ phối đậu phôi cao, đẻ sai và được chích ngừa đầy đủ.
- Sau khi phối, không cho ăn nhiều.
Nếu như heo đòi ăn nhiều thì cho ăn thêm rau xanh.
Thời gian này duy trì ít nhất là 3 tuần.
- Với heo nái rạ, khi tách con nên tách một lượt và chuyển xa chuồng heo con.
Nếu heo nái ra, lên giống lại sau 3-14 ngày tách con thì cho phối bình thường.
- Heo nái tách con quá ốm thì không nên co phối ngay lần lên giống thứ 1 mà chỉ được phối ở lần kế tiếp, giữa hai lần lên giống thì cho heo nái ăn nhiều vào ngày thứ 10.
- Các heo nái phải được chích ngừa, xổ lãi trước khi phối giống.
- 4-6 tuần tuổi heo có thể được tách mẹ, tuỳ theo các yêu cầu sau:
- Heo con phải biết ăn thêm thức ăn ngoài sữa mẹ ngay trong giai đoạn theo mẹ.
Do đó, nên tập ăn cho heo con khoảng 7-10 ngày tuổi.
Heo tập ăn với số lượng thức ăn ít, mới và thường xuyên.
- Heo con phải khoẻ mạnh; lanh lẹ, hoạt động nhiều, lông da bóng mướt, mõm hơi ướt, với heo trắng thì có nhiều sợi máu thấy rõ ở lỗ tai.
- Heo cai sữa sau 4 tuần phải được chích ngừa.
- Thời tiết lúc cai sữa không gây bất lợi cho heo, như mưa dầm kéo dài.
3. Các chú ý tách heo con…
Nên lưu ý các biện pháp sau đây để hạn chế các xáo trộn bất lợi cho heo cai sữa.
- Nên tách mẹ một lượt.
- Cho heo ăn cai sữa ở lại tại chuồng đang nuôi khoảng một tuần.
- Nếu tách heo lúc 4 tuần tuổi, nên sưởi ấm cho heo vào ban đêm trong 3 ngày.
Nếu có điều kiện cũng nên thực hiện biện pháp cho tất cả các tuổi heo cai sữa.
- Không nên tách và nhập đàn lúc heo cai sữa, ít nhất 10 ngày.
- Cho heo cùng loại thức ăn được cho ăn trong gia đoạn theo heo mẹ và nên duy trì ít nhất hai tuần.
- Cho heo ăn ít nhất trong 1-3 ngày sau tách mẹ.
Chú ý nên để thức ăn mới, mỗi lần một ít và không cho ăn ban đêm (sau 9 giờ tối).
Số lần cho ăn mỗi ngày 4 lần.
- Cho nước uống đầy đủ, nên pha Vitamin C, đường Glucose và thuốc kháng sinh phòng tiêu chảy như: Colistin, Tylosin.
- Chích ngừa, xổ lải cho heo sau 7 ngày khi heo ổn định.
- Quan sát thường xuyên dạng, màu sắc phân để can thiệp kịp thời.
- Nếu nuôi heo cai sữa trên lồn thì hiệu quả sẽ cao hơn.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
![](/temp/resize/35x/img/aquaki/pig-cow20170417.png)
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
![](/temp/resize/35x/img/aquaki/hydro20170417.png)
Pha dung dịch thủy canh
![](/temp/resize/35x/img/aquaki/shrimp20170417.png)
Định mức cho tôm ăn
![](/temp/resize/35x/img/aquaki/npk20170417.png)
Phối trộn phân bón NPK
![](/temp/resize/35x/img/aquaki/shrimp20170417.png)
Xác định tỷ lệ tôm sống
![](/temp/resize/35x/img/aquaki/fer_convert20170417.png)
Chuyển đổi đơn vị phân bón
![](/temp/resize/35x/img/aquaki/shrimp20170417.png)
Xác định công suất sục khí
![](/temp/resize/35x/img/aquaki/shrimp20170417.png)
Chuyển đổi đơn vị tôm
![](/temp/resize/35x/img/aquaki/greenhouse20170418.png)
Tính diện tích nhà kính
![](/temp/resize/35x/img/aquaki/pond_vol20170417.png)
Tính thể tích ao hồ