Tại sao sản xuất côn trùng tác động không lớn đến tính bền vững của nuôi trồng thủy sản
Mặc dù ngành công nghiệp chăn nuôi côn trùng có thể sẽ "già đi" trong thập kỷ này nhưng tác động tổng thể của nó đối với ngành nuôi trồng thủy sản có thể bị hạn chế nhiều hơn.
Các loài côn trùng được nuôi phổ biến nhất hiện nay bao gồm ấu trùng ruồi lính đen (ảnh) và sâu bột
Vì vậy, lưu ý một báo cáo mới của Rabobank cho thấy rằng mặc dù việc đầu tư vào sản xuất protein từ côn trùng có vẻ rất hứa hẹn nhưng tác động tổng thể mà ngành này có thể có đối với tính bền vững của ngành nuôi trồng thủy sản toàn cầu sẽ bị hạn chế do khối lượng côn trùng được sản xuất tương đối thấp.
Trên một lưu ý tích cực hơn lập luận rằng việc phát triển các thực phẩm chức năng từ các thành phần côn trùng có thể giúp cải thiện hiệu suất, giảm tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCRs) và giảm tỷ lệ tử vong trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản.
Bối cảnh
Bài báo cáo lưu ý rằng chỉ có ít nhất 10,000 tấn protein côn trùng hiện được sản xuất trên toàn cầu, do năng lực sản xuất bị hạn chế nên chi phí sản xuất cao và nhiều ràng buộc về pháp lý.
Tuy nhiên, mặc dù vậy nhưng đã có một loạt các khoản đầu tư vào lĩnh vực này, với hơn 1 tỷ Euro hiện được đầu tư hầu hết diễn ra vào cuối năm 2020 trong các giao dịch có liên quan đến Ynsect và InnovaFeed, họ là những công ty “nổi bật với các mô hình kinh doanh, mối quan hệ đối tác hoặc sự mở rộng nhanh chóng về địa lý và bộ sản phẩm của họ”.
Các công ty này liên kết với các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi thủy sản (ví dụ như quan hệ đối tác chiến lược của InnovaFeed về thức ăn cho cá hồi và tôm với công ty Cargill và sự cam kết của Skretting về protein côn trùng với một số công ty bao gồm Protix và Ynsect) đã giúp thúc đẩy những kế hoạch tăng trưởng của ngành.
Giá cả
Giá cả hiện tại của protein côn trùng dao động trong khoảng từ 3,500 € đến 5,500 €/ tấn, so với giá cả của bột cá dao động từ 1,200$ đến 2,000$/ tấn. Tuy nhiên, bài báo cáo lưu ý rằng “lợi ích bền vững mà côn trùng có thể mang lại cho các sản phẩm thủy sản (chẳng hạn như giảm sự phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển) được kết hợp với việc tiếp thị sản phẩm cuối cùng, điều này có thể biện minh cho giá cả tương đối cao”.
Mặc dù 200,000 tấn nghe có vẻ nhiều nhưng nó chỉ chiếm chưa đến 1% khối lượng thị trường thức ăn chăn nuôi thủy sản toàn cầu ngày nay.
“Nếu có những lợi ích chức năng được nắm rõ bên cạnh những lợi ích dinh dưỡng, thì việc sử dụng chúng trong thức ăn chăn nuôi thủy sản sẽ tăng lên. Các chức năng đã được chứng minh rộng rãi (chẳng hạn như hỗ trợ đường ruột và hệ miễn dịch của cá và các tính năng chống oxy hóa) có thể giúp côn trùng đạt được một mức giá cao cấp hơn,” các tác giả bổ sung thêm.
Theo báo cáo, giá cả này sẽ duy trì tương tự trong suốt giai đoạn mở rộng quy mô, trước đó sụt 1,000 €/ tấn rồi sụt thêm 1,000 €/ tấn khi lĩnh vực này đạt đến thời điểm chín muồi.
Thức ăn chăn nuôi thủy sản và protein côn trùng
Họ ước tính rằng có khoảng 500,000 tấn protein côn trùng sẽ được sản xuất vào năm 2030, trong đó thức ăn chăn nuôi thủy sản sẽ sử dụng 200,000 tấn, thức ăn cho thú cưng 150,000 tấn, gia cầm 120,000 tấn và heo con 30,000 tấn.
Mặc dù 200,000 tấn nghe có vẻ nhiều nhưng nó chỉ chiếm chưa đến 1% khối lượng thị trường thức ăn chăn nuôi thủy sản toàn cầu ngày nay.
"Quả thật là khối lượng protein côn trùng hiện tại khá nhỏ và mặc dù ngày càng phát triển nhưng khối lượng tương lai trong 10 năm tới vẫn sẽ nhỏ so với các thành phần thức ăn chăn nuôi khác. Tuy nhiên, chúng ta không thể bỏ qua tác động tuần hoàn và tính bền vững của côn trùng có thể đem lại không chỉ cho thức ăn chăn nuôi thủy sản mà còn cho tất cả ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi. Côn trùng có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa chất thải có giá trị thấp thành nguyên liệu có giá trị cao. Ngoài ra, chuỗi cung ứng ngắn hạn và các hệ thống sản xuất thức ăn địa phương có thể được tạo ra. Một số công ty lớn như Mowi đã đưa ra những cam kết về đậu nành bền vững, vì vậy có vẻ như việc tìm nguồn cung ứng nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi bền vững sẽ được chú ý nhiều hơn trong thế giới nuôi trồng thủy sản", các tác giả của bài báo cáo nói với tờ The Fish Site.
Trong giai đoạn mở rộng quy mô hiện tại, họ cho rằng sự gia tăng nhu cầu từ lĩnh vực thức ăn chăn nuôi thủy sản sẽ dựa trên chất lượng dinh dưỡng và những phẩm chất bền vững của thức ăn làm từ côn trùng. Trong khi đó, giai đoạn thứ hai sẽ dựa trên sự cải thiện độ ngon của thức ăn chăn nuôi làm từ côn trùng cũng như tác động dinh dưỡng của chúng, đây cũng là điều khiến chúng trở nên lý tưởng đối với các loài nước ngọt có giá trị cao (chẳng hạn như cá chình và cá tầm cũng như họ cá hồi con).
Trong giai đoạn thứ ba, bài báo cáo nêu rõ: “protein côn trùng sẽ được sử dụng cùng với bột cá và bột đậu nành nhưng với tỷ lệ đưa vào tương đối nhỏ, chỉ đủ để đạt được các tính chất chức năng của chúng mà thôi. Do đó, giá thành của chúng sẽ không phản ánh những gì chúng thay thế mà phản ánh những gì chúng đóng góp vào giá trị tổng thể đề xuất của thức ăn chăn nuôi. Điều này sẽ cho phép mở rộng quy mô có lợi."
Protein và dầu côn trùng sẽ là 2 loại nguyên liệu thô mới mà khi kết hợp với bột cá, bột đậu nành hoặc các thành phần mới khác sẽ tạo ra sản phẩm thức ăn chăn nuôi thủy sản có hiệu quả tốt hơn cùng với tác động môi trường thấp hơn.
“Tuy nhiên, rõ ràng là không chỉ cần được nghiên cứu thêm mà các thuộc tính chức năng sẽ cần được chứng minh cho ngành công nghiệp thức ăn chăn nuôi thủy sản trong môi trường thương mại. Mặc dù có một số dấu hiệu đầy hứa hẹn nhưng điều này sẽ mất nhiều thời gian,” bài báo cáo cho biết thêm như một lời cảnh báo.
Tầm nhìn năm 2030
Nhìn xa hơn vào năm 2030, các tác giả tin rằng có khả năng tăng sản lượng protein từ côn trùng lên đến I triệu tấn mỗi năm. Điều này sẽ cho phép “protein và dầu côn trùng sẽ là 2 loại nguyên liệu thô mới mà khi kết hợp với bột cá, bột đậu nành hoặc các thành phần mới khác sẽ tạo ra sản phẩm thức ăn chăn nuôi thủy sản có hiệu suất tốt hơn cùng với tác động môi trường thấp hơn”.
Miễn là các thử nghiệm về thức ăn chăn nuôi thủy sản tiếp tục cho thấy rằng côn trùng có thể có tác động tích cực đến sức khỏe đường ruột và hệ miễn dịch, giúp cải thiện độ ngon của thức ăn chăn nuôi và giảm tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCRs), sau đó chúng sẽ được sử dụng trong thức ăn chăn nuôi cao cấp dành cho cá bố mẹ, cá con và các loài có giá trị cao nói riêng.
"Tính bền vững và hàm lượng protein cao không phải là lợi ích duy nhất mà côn trùng có thể mang lại cho thế giới nuôi trồng thủy sản. Một số lợi ích chức năng như giảm tỷ lệ tử vong và FCR, tăng cường sức khỏe cá là chìa khóa cho hầu hết các công ty nuôi trồng thủy sản. Khi chức năng này được chứng minh thêm thì sự quan tâm đối với nguồn protein côn trùng sẽ tăng theo. Để hưởng lợi từ những chức năng này, không cần thiết phải đưa một lượng lớn côn trùng vào trong công thức chế biến thức ăn chăn nuôi. Tỷ lệ cho vào tương đối nhỏ cũng đủ để đạt được các thuộc tính chức năng rồi", các tác giả của bài báo cáo nhấn mạnh với tờ The Fish Site.
Nhìn xa hơn về phía trước, họ thấy rằng lĩnh vực Nghiên cứu & Phát triển đang giúp họ nhận ra tiềm năng phát triển các nguyên liệu chuyên dụng có nguồn gốc từ côn trùng đối với thức ăn chăn nuôi, thực phẩm cho người và xa hơn nữa là “có khả năng sinh lời cao nhất trong ngành công nghiệp mới này”.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ