Tầm quan trọng của ôxy hòa tan trong ao
Phản ứng của tôm với mức ôxy hòa tan trong ao
Bên dưới là những số liệu cho thấy ảnh hưởng của hàm lượng ôxy đến sự phát triển của tôm.
Khi hàm lượng ôxy thấp, tôm sẽ ăn ít hoặc ăn chậm và dẫn đến dư thừa thức ăn trong ao, điều này sẽ làm biến đổi các yếu tố chất lượng nước, tích tụ khí độc, các yếu tố này sẽ tác động ngược trở lại tôm nuôi làm cho chúng yếu dần đi và dễ nhiễm các loại bệnh do vi khuẩn gây ra, đặc biệt là bệnh phân trắng. Hàm lượng ôxy thấp cũng làm cho tỷ lệ sống thấp, chậm tăng trưởng và hệ số thức ăn cao. Thời gian nuôi một vụ tôm sẽ kéo dài và chi phí để xử lý những khó khăn gặp phải sẽ tăng cao.
Ảnh hưởng ôxy hòa tan với tốc độ bắt mồi của tôm
Thí nghiệm trên cho thấy hàm lượng ôxy càng thấp thì tốc độ bắt mồi của tôm càng chậm. Chẳng hạn với hàm lượng ôxy trên 4 ppm, sau 60 phút, tôm ăn hết thức ăn. Với hàm lượng ôxy thấp hơn 2 ppm, sau 60 phút lượng thức ăn còn thừa lại đến 45.27%.
Hàm lượng ôxy trong ao đầy đủ tôm sẽ bắt mồi nhanh hơn, chính vì thế trong những ao nuôi tôm có hệ thống cung cấp ôxy tốt, tôm thường ăn nhanh và hết vó trước thời gian kiểm tra vó qui định mặc dù lượng thức ăn trong ngày (hoặc cữ ăn) đã được tính toán chính xác. Trong trường hợp này, nếu người nuôi nghĩ rằng tôm thiếu thức ăn và cung cấp thêm nhiều thức ăn hơn trong lần cho ăn kế tiếp hoặc ngày hôm sau thì lượng thức ăn sẽ trở nên dư thừa.
Vì vậy, nếu như đã tính toán lượng thức ăn đúng thì người nuôi không cần phải gia tăng lượng thức ăn thêm nữa.
Ảnh hưởng ôxy hòa tan với tốc độ tăng trưởng của tôm
Hàm lượng ôxy càng cao thì tốc độ tăng trưởng của tôm nuôi càng nhanh. Việc duy trì DO đầy đủ và ổn định càng có ý nghĩa ở giai đoạn sau của vụ nuôi. Thí nghiệm trên được thực hiện với tôm nuôi có trọng lượng ban đầu khoảng 7,6 gram/con.
Ở điều kiện DO > 4 ppm và DO từ 2 – 4 ppm, tốc độ tăng trưởng của tôm nuôi sau 30 ngày thử nghiệm lần lượt là 16,0 gram/con và 15,64 gram/con, khác biệt này không lớn lắm, tuy nhiên ở ngày thứ 60, tốc độ tăng trưởng khác biệt đáng kể, tôm nuôi đạt trọng lượng bình quân 28,16 gram/con ở điều kiện DO > 4 ppm và chỉ đạt 25,01 gram/con ở điều kiện DO từ 2 – 4 ppm.
Ảnh hưởng ôxy hòa tan với tỷ lệ sống của tôm
Hàm lượng ôxy càng cao thì tỷ lệ sống của tôm càng cao. Hàm lượng ôxy ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ sống của tôm nuôi ngay trong 10 ngày đầu tiên và càng khác biệt vào giai đoạn sau của vụ nuôi.
Tôm chân trắng lột xác thường xuyên để tăng trưởng, khi lột xác tôm cần hàm lượng oxy cao gấp đôi so với bình thường, chính vì thế nếu ôxy không được cung cấp đầy đủ thì tỷ lệ sống sẽ giảm đáng kể và giảm càng nhanh khi bước vào tháng nuôi thứ hai trở đi.
5 ppm là hàm lượng ôxy cần thiết để duy trì tình trạng hoạt động bình thường, tăng trưởng tốt của tôm nuôi cũng như chất lượng nước ổn định (bao gồm tảo) tại mọi thời điểm trong ngày và suốt vụ nuôi.
Trong nuôi tôm chân trắng mật độ cao, hàm lượng oxy tốt nhất là 6 – 8 ppm
AQUACTEC.VN
Khó khăn khác là tôm thường lột xác vào ban đêm, giai đoạn từ 22 – 24 giờ, thời điểm này cũng là thời điểm hàm lượng ôxy trong ao xuống thấp, do đó hệ thống cung cấp ôxy cần đảm bảo hoạt động tốt, lắp đặt đúng cách và việc kiểm tra ôxy vào ban đêm trở nên rất quan trọng để duy trì tỷ lệ sống cao.
Một ảnh hưởng quan trọng khác của hàm lượng ôxy hòa tan đã được kiểm chứng là khi DO đạt yêu cầu trong suốt vụ thì các tế bào máu trong tôm sẽ được sản sinh nhiều hơn và hệ thống đáp ứng miễn dịch trong huyết tương sẽ hoạt động hiệu quả hơn, chính vì thế mà tôm sẽ ít mắc bệnh hơn.
Đối với những ao nuôi có mật độ tảo phát triển dày đặc, ban ngày DO có thể đạt đến 10 ppm, tuy nhiên ban đêm DO sẽ giảm rất nhanh, đôi khi chỉ đạt mức từ 2 – 3 ppm vào sáng sớm. Một yếu tố khác cần lưu ý là nhiệt độ và độ mặn càng cao thì hàm lượng ôxy hoà tan càng thấp.
Người nuôi cũng cần phải lưu ý rằng, khi tôm nổi đầu vào sáng sớm hoặc cũng có thể nổi đầu vào thời điểm khác trong ngày – thì điều đó có nghĩa là hàm lượng ôxy hoà tan trong ao đang rất thấp (dưới 2 ppm), hàm lượng ôxy hòa tan ở mức 2 – 3 ppm không làm cho tôm nổi đầu, chúng chỉ làm cho tôm nuôi chậm lớn, thậm chí rất chậm lớn, trong trường hợp này nếu người nuôi không kiểm tra hàm lượng ôxy hoà tan thì sẽ thường nghĩ đến các nguyên nhân khác như cho ăn thiếu, giống không tốt…và tiến hành nhiều biện pháp xử lý khác nhau, tuy nhiên hầu hết đều không có kết quả như mong muốn.
Giải pháp tăng cường ôxy trong ao nuôi tôm, nuôi cá
Một ao nuôi tôm thẻ chân trắng sử dụng giải pháp |
Có rất nhiều phương pháp để tăng cường ôxy hòa tan trong ao nuôi tôm, nuôi cá (Quạt nước nuôi tôm, Máy sục khí ly tâm O2-TURBINE®, ống NANO TUBE®, ...). Để chọn một hệ thống phù hợp với ao nuôi tôm, bà con cần đánh giá hệ thống đó dựa trên các tiêu chuẩn sau:
✓ Dễ dàng lắp đặt
✓ Tiện lợi khi thu hoạch tôm
✓ Chóng chịu được thời tiết khắc nghiệt
✓ Dễ dàng mở rộng cung cấp ôxy thêm cho các ao
✓ Vệ sinh tiện lợi, nhanh chóng
✓ Hoạt động liên tục 24/7
✓ Không bị nghẹt, tắc nghẽn trong quá trình sử dụng lâu dài
✓ Không gây sát thương cho tôm, cá, sinh vật trong ao
✓ Khả năng chuyển giao (hòa tan) ôxy vào môi trường nước hiệu quả
✓ Ít tốn điện nhất, một động cơ có thể đáp ứng yêu cầu ôxy cho nhiều ao tôm
✓ Hệ thống có khả năng đáp ứng ôxy cho ao nuôi từ mật độ thưa đến mật độ siêu thâm canh.
Tags: oxy hòa tan, oxy trong ao nuôi tôm, vài trò ôxy hòa tan trong ao tôm, tầm quan trọng ôxy hòa tan, nano tube, quạt nước nuôi tôm, máy sục khí o2-turbine, máy tạo ôxy ao tôm
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ