Mô hình kinh tế Tăng Cường Liên Kết Và Tiêu Thụ Thóc Gạo

Tăng Cường Liên Kết Và Tiêu Thụ Thóc Gạo

Ngày đăng 27/01/2015

Tăng Cường Liên Kết Và Tiêu Thụ Thóc Gạo

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 606/QĐ-BCT về việc ban hành Lộ trình xây dựng vùng nguyên liệu hoặc thực hiện liên kết sản xuất và tiêu thụ thóc, gạo của thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo giai đoạn 2015-2020.

Lộ trình này được xây dựng nhằm mục tiêu tăng cường liên kết sản xuất và tiêu thụ thóc, gạo; Góp phần thực hiện định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp, gắn hoạt động chế biến, kinh doanh, tiêu thụ, xuất khẩu gạo của thương nhân với hoạt động sản xuất lúa của nông dân; Góp phần nâng cao chất lượng, giá trị thóc, gạo hàng hóa, nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh và sức cạnh tranh của đội ngũ thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo.
Theo Quyết định này, Nhà nước có nhiệm vụ định hướng, khuyến khích xây dựng vùng nguyên liệu đồng thời có chính sách ưu đãi để tạo động lực thúc đẩy mở rộng quy mô vùng nguyên liệu; Chia sẻ rủi ro và hài hòa lợi ích giữa thương nhân và nông dân; gắn kết lợi ích với trách nhiệm của các bên trong quan hệ liên kết.
Các thương nhân xuất khẩu được quy định phải có vùng nguyên liệu tương ứng với lượng gạo xuất khẩu trước đó. Quy mô tối thiểu ban đầu và lộ trình tối thiểu tăng dần vùng nguyên liệu của thương nhân giai đoạn 2015-2020 được Bộ Công Thương xác định dựa trên lượng gạo xuất khẩu trong giai đoạn 2011-2013 của từng thương nhân.
Đối với những thương nhân xuất khẩu gạo dưới 50.000 tấn/năm, trong năm đầu tiên phải xây dựng vùng nguyên liệu là 500 héc ta, từ năm thứ hai trở sẽ tăng thêm 300 héc ta mỗi năm. Thương nhân có lượng gạo xuất khẩu từ 50.000 đến dưới 100.000 tấn gạo/năm, năm đầu làm 800 héc ta, những năm sau mỗi năm tăng thêm 500 héc ta.
Với những thương nhân xuất khẩu từ trên 100.000 đến dưới 200.000 tấn/năm, năm đầu làm 1.200 héc ta, những năm sau mỗi năm tăng thêm 800 héc ta. Còn thương nhân xuất khẩu từ 200.000 tấn/năm, năm đầu làm 2.000 héc ta và những năm sau tăng thêm 1.500 héc ta.
Bộ Công Thương cũng đưa ra ba phương thức xây dựng vùng nguyên liệu để thương nhân lựa chọn sao cho phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp mình. Theo đó, doanh nghiệp có thể xây dựng dự án hoặc phương án cánh đồng lớn, thứ hai là không xây dựng dự án hoặc phương án cánh đồng lớn mà chỉ ký hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa, gạo với hộ nông dân hoặc đại diện của nông dân trồng lúa.
Thứ ba là xây dựng vùng nguyên liệu thuộc quyền quản lý, sử dụng của thương nhân trên diện tích đất sản xuất lúa được Nhà nước giao, cho thuê, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất hoặc cho thuê đất của các hộ gia đình, tổ chức, cá nhân để sản xuất lúa.
Quyết định có hiệu lực từ ngày 1/3/2015.


Chủ Động Ứng Dụng Khoa Học Công Nghệ Vào Sản Xuất Chủ Động Ứng Dụng Khoa Học Công Nghệ… Xuất Khẩu Gạo Tháng 1 Giảm Cả Lượng Và Giá Trị Xuất Khẩu Gạo Tháng 1 Giảm Cả Lượng…