Tăng năng suất chăn nuôi lợn bằng công nghệ thụ tinh nhân tạo
Biện pháp thụ tinh nhân tạo lợn đã được ứng dụng ở nhiều địa phương trong cả nước, đây là một tiến bộ kỹ thuật mang lại hiệu quả kinh tế, là biện pháp kỹ thuật tốt nhất để sử dụng hiệu quả lợn đực giống có năng suất cao vào sản xuất đại trà.
Thụ tinh nhân tạo là biện pháp kỹ thuật tốt nhất để sử dụng hiệu quả lợn đực giống có năng suất cao. Ảnh minh họa
Theo thông tin từ Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Vĩnh Phúc, biện pháp phối giống truyền thống bằng cách cho nhảy trực tiếp có nguy cơ tiềm ẩn, dẫn đến việc lây lan dịch bệnh, như bệnh viêm tử cung, sẩy thai truyền nhiễm, lở mồm long móng, dịch tả, tai xanh...; các bệnh trên có thể gây chết hàng loạt, gây thiệt hại cho người chăn nuôi. Biện pháp thụ tinh nhân tạo lợn đã được ứng dụng ở nhiều địa phương trong cả nước, đây là một tiến bộ kỹ thuật mang lại hiệu quả kinh tế, là biện pháp kỹ thuật tốt nhất để sử dụng hiệu quả lợn đực giống có năng suất cao vào sản xuất đại trà.
Ở các tỉnh phía Bắc, thụ tinh nhân tạo phát triển mạnh ở các tỉnh Hải Dương, Thái Bình, với tỷ lệ đạt từ 60-80% và được các cơ quan chuyên môn và người chăn nuôi đánh giá cao về hiệu quả kinh tế, như giảm chi phí phối giống cho lợn nái, tăng năng suất giá trị đàn lợn thương phẩm, hạn chế lây lan dịch bệnh.
Tại Vĩnh Phúc, hàng năm số liều tinh sản xuất và cung ứng đều tăng, tuy nhiên số lợn nái được áp dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo để phối giống còn thấp (năm 2012 chỉ đạt 25%-30%, các huyện miền núi như Sông Lô, Lập Thạch chỉ đạt 10-15%).
Ở Hà Nội, đại diện Phòng Kinh tế huyện Ứng Hòa cho biết, năm 2014, huyện được cấp trên 50.000 liều tinh dịch lợn, tỷ lệ thụ tinh nhân tạo cho đàn lợn đạt hơn 68%. Công tác thụ tinh nhân tạo đã góp phần làm tăng hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi, thể hiện ở số lượng, trọng lượng đàn lợn sơ sinh tăng. Bên cạnh đó, chất lượng đàn lợn được nâng lên với các giống lợn tốt như Landrace, Yorkshire, Pidu và đặc biệt là lợn Pietrain kháng stress.
Cùng với Ứng Hòa, chương trình cung ứng tinh dịch lợn miễn phí phục vụ công tác thụ tinh nhân tạo còn được triển khai ở nhiều huyện, thị xã khác. Đơn cử như tại Sơn Tây, trong năm 2014 đã thụ tinh được 11.000 ca cho các hộ chăn nuôi lợn nái, giúp người nông dân nâng cao năng suất chăn nuôi lợn, hiệu quả kinh tế. Hay tại huyện Thạch Thất, số lượng tinh sử dụng phục vụ thụ tinh nhân tạo trong năm 2014 đạt trên 20.000 liều.
Chương trình đã mang lại kết quả tích cực về năng suất và chất lượng chăn nuôi, tăng tỷ lệ lợn nái được thụ tinh nhân tạo từ 48% năm 2013 lên trên 60% năm 2014. Điều đó làm tăng hiệu quả và lợi ích chăn nuôi, cụ thể, số lượng con giống tăng bình quân từ 10 con/ổ lên 12 con/ổ. Khối lượng lợn sơ sinh tăng từ 12kg/ổ lên 14kg/ổ, báo Kinh tế và Đô thị đưa tin.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ