Tăng năng suất lươn nuôi bằng giải pháp phòng bệnh hiệu quả
Các nguyên nhân phát sinh bệnh trên lươn: Con giống yếu, có sẵn mầm bệnh, bị xây xát trong quá trình vận chuyển;
Nhiệt độ thay đổi đột ngột; Môi trường nước ô nhiễm do mầm bệnh, ký sinh trùng, hoặc dư thừa thức ăn; Cho lươn ăn thức ăn ôi thiu; Nuôi mật độ dày.
Theo các nhà khoa học, nên định kỳ thay nước trong bể, quản lý tốt và tránh dư thừa thức ăn là các yếu tố quan trọng nhất mà người nuôi lươn cần chú ý.
Một số bệnh thường gặp và biện pháp phòng trị cho lươn mà bà con nông dân nên chú ý như sau:
Bệnh sốt nóng
Triệu chứng: Nhiệt độ nước tăng lên, nước nhớt do lươn tiết dịch nhờn.
Lươn quấn vào nhau, đầu sưng phồng, chết hàng loạt. Nguyên nhân chính: Do mật độ dày, oxy hòa tan thấp, thức ăn thừa làm môi trường ô nhiễm, theo thông tin từ báo Nông nghiệp Việt Nam.
Phòng, xử lý và điều trị: Giảm mật độ nuôi, san lươn sang bể khác, thay nước, thêm nước mát vào bể, nâng cao mực nước trong bể, thả bèo, che mát sau đó dùng Anti Shock liều 1 ký/1.000 m3 tạo đều trong bồn nuôi lươn, thả cá trê để ăn thức ăn thừa.
Khi phát hiện bệnh có thể dùng các sản phẩm có nguồn gốc iod hoặc có tính sát trùng để ngâm tắm.
Phun dung dịch phèn xanh (sulphate đồng) 0,07%, 5 ml/m3 nước.
Vớt lươn chết khỏi ao, thay nước, thay đất nếu ô nhiễm nặng.
Bệnh nấm thuỷ mi
Triệu chứng: Các đám sợi hình bông bám vào mình hay trứng.
Nguyên nhân chính là do ký sinh trùng.
Phòng, xử lý và điều trị: Trước khi nuôi sát trùng bể bằng vôi.
Hoà Sodium bicarbonate với nước tỉ lệ 0,4 phần ngàn, tưới khắp bể nuôi.
Tắm lươn bằng nước muối hay bằng Bio Green Cut liều 1 ppm (tức 1 lít/1.000 m3 nước ), sau đó trộn Bio Oxocol liều 5 gr/kg thức ăn và cho ăn liên tục từ 3 – 5 ngày sẽ trị được bệnh nấm thuỷ mi trên lươn.
Ngâm trứng lươn vào dung dịch xanh Methylen.
Bệnh tuyến trùng:
Dấu hiệu bệnh: Do ký sinh trùng đường ruột gây nên, chúng bám vào niêm mạc phá hoại mô, hình thành bào nang gây viêm ruột sưng đỏ.
Nếu bệnh nặng, hậu môn lươn bị sưng đỏ, chúng sẽ chết dần.
Bà con nông dân cần áp dụng các giải pháp phòng bệnh ngay từ khi thả giống.
Phòng bệnh: Thức ăn cho lươn ăn cần phải được rửa sạch, nấu chín nguồn lây lan.
Định kỳ 3–5 ngày/lần, trộn men tiêu hóa vào thức ăn cho lươn ăn với liều lượng 5–10 g/kg thức ăn.
Trị bệnh: Dùng các sản phẩm thuốc thú y thủy sản diệt nội ký sinh trùng của để trộn vào thức ăn cho lươn ăn với liều lượng và cách cho ăn như hướng dẫn trên bao bì.
Bệnh nhiễm trùng huyết:
Dấu hiệu bệnh: Da sẫm màu từng vùng ở bụng.
Xuất hiện từng mảng đỏ trên cơ thể (Hình 3).
Hoại tử đuôi, xuất hiện các vết thương trên lưng, các khối u trên bề mặt cơ thể.
Mắt lồi, mờ đục và phù ra.
Xoang bụng chứa dịch, nội tạng hoại tử.
Phòng bệnh: Tránh làm xây xát lươn, vệ sinh bể nuôi đúng kỹ thuật, tránh môi trường nước nuôi bị ô nhiễm, nuôi với mật độ vừa phải, cung cấp đầy đủ hàm lượng ôxy… Dùng thuốc tím (KMnO4) tắm lươn với liều lượng 4–5 g/m3 nước.
Định kỳ xử lý 7 ngày/lần.
Trị bệnh: Trộn thuốc Oxytetracyline hoặc Streptomycin vào thức ăn với liều lượng 50–70 mg/kg thể trọng lươn, cho ăn 5–7 ngày.
Bệnh đốm đỏ
Dấu hiệu bệnh: Xuất huyết từng đốm nhỏ trên da, chung quanh miệng và nắp mang, phía mặt bụng.
Bề mặt cơ thể có thể chảy máu, tuột nhớt nhưng không xuất huyết vây và hậu môn.
Phòng bệnh: Giảm mật độ nuôi, thay nước hoặc định kỳ 5–7 ngày/lần tắm lươn bằng thuốc tím (KMnO4) với liều lượng 3–5 g/m3.
Trị bệnh: giống như bệnh nhiễm trùng huyết, theo Ths.
Nguyễn Văn Triều, Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ