Tăng trưởng của heo cai sữa
Đặc biệt các quốc gia Nam Mỹ thường cai sữa trước 3 tuần tuổi.
Nếu cai sữa sớm thì có thể giảm các bệnh truyền nhiễm từ heo mẹ, nếu heo con cai sữa sớm trọng lượng sẽ nhẹ cần phải có chế độ quản lý, dinh dưỡng, môi trường phải thật tốt.
1-Tiềm năng tăng trưởng của heo con cai sữa:
Heo con cai sữa 21 ngày tuổi khi không có triệu chứng bệnh lâm sàng và bị stress ta có thể ấn định mục tiêu tăng trưởng tuần 1, 2, 3 theo các mức 100, 200 và 400 gam/ ngày.
Thế nhưng mức độ tăng trưởng trên còn thấp hơn mức tiềm năng heo có thể phát triển.
Theo thí nghiệm tại Edinburgh Anh, heo con khỏe mạnh cai sữa 3 tuần trọng lượng 5 kg cho ăn không hạn chế tăng trưởng đạt 500 g/ ngày gấp 2 lần so với thông thường.
Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng như vậy cũng chưa phát huy hết tiềm năng của heo con.
Nếu heo con cai sữa vào đúng thời điểm tốt nhất và cho ăn cám lỏng làm từ sữa thì heo con có thể tăng trọng trên 500 g/ ngày.
2- Ngừng tăng trưởng thời kì cai sữa:
Heo con thời kì cai sữa sẽ gặp 3 thách thức lớn.
a- Những thay đổi lớn do cám:
Có thể heo tự tìm đến cám tập ăn, nhưng đây là loại cám heo chưa từng ăn và có kích thước lớn và 88 % là các nguyên liệu khô
Ngược lại trong sữa mẹ có 80 % là nước và 20 % là nguyên liệu khô.
Trong đó chất đạm chiếm 30 %, chất béo 40 %, đường lactose 25 % và không có tinh bột.
Chất béo và đường lactose trong sữa mẹ có tỷ lệ tiêu hóa đạt gần 100 %, tỷ lệ tiêu hóa các axit amin đạt 92 %.
Cám tập ăn tỷ lệ tiêu hóa đạt thấp hơn, chỉ khoảng 80-90 %, thông thưởng là hỗn hợp đạm động vật và thực vật, tinh bột, so với sữa mẹ thì hàm lượng chất béo rất thấp.
Và kết quả là hệ tiêu hóa heo con từ chủ yếu tiêu hóa chất béo phải chuyển sang tiêu hóa chất bột đường tổng hợp.
Hơn thế nữa nhằm duy trì đà tăng trọng heo con phải gia tăng lượng nguyên liệu khô ăn vào.
Ví dụ như heo con một ngày tăng trọng 250 g thì heo con phải nhận từ sữa mẹ 200 g nguyên liệu khô, nếu heo con ăn cám tập ăn mà tỷ lệ hấp thụ chỉ đạt 50 % thì phải ăn 300 g.
Chất lượng cám nếu không tốt thì càng phải tăng lượng ăn vào.
Nếu mọi yếu tố liên quan tới cám thay đổi thì hệ tiêu hóa của heo sẽ thay đổi theo.
Cơ quan tiêu hóa của heo sẽ phân chia các nhiệm vụ và cần thời gian dài là 1 tuần để thay đổi.
Khi bất ngờ ngừng cung cấp sữa mẹ thì cấu tạo và chức năng bộ máy tiêu hóa trong vòng 1 tiếng sẽ bắt đầu thay đổi.
Độ dài các nhung mao sẽ ngắn hơn.
Men tiêu hóa lactase và sucrase sẽ giảm dẫn đến khả năng hấp thu sẽ giảm xuống.
Nếu ruột non không hấp thu các chất dinh dưỡng được tốt thì dễ tạo điều kiện cho sự phát triển của các vi khuẩn đường ruột (chủ yếu là vi khuẩn viêm ruột kết), hoặc tiêu hóa không tốt các chất dinh dưỡng lên men ở ruột già.
Hai tác động trên đều dẫn đến tiêu chảy.
b- Những ảnh hưởng vật lý:
Vào thời kì cai sữa heo con phải sống trộn lẫn với heo con của các đàn khác.
Heo con khi đang sống chung với các anh em cùng một mẹ phải chuyển sang môi trường sống khác, phải cạnh tranh có khi lên tới 250 con heo khác.
Các chuồng trại cai sữa phải thiết kế sao cho heo con cảm thẩy thoải mái tại chuồng trại mới.
Việc điều chỉnh nhiệt độ phù hợp cho tất cả heo con trong đàn nhằm giúp chúng tăng lượng cám ăn vào hầu như là không thể làm được.
Ví dụ như để tăng lượng cám ăn vào lên 2 lần phải hạ nhiệt độ tiêu chuẩn xuống 3 độ.
Kéo theo đó lượng nhiệt độ tiêu chuẩn giữa heo con ăn nhiều nhất và heo con không ăn lên tới 12 độ.
Lúc đó lượng thức ăn ăn vào chênh lệch tới 4 lần.
Giả sử nếu ta thiết lập nhiệt độ thích hợp giúp một số heo con ăn nhiều nhưng một số heo thì bị stress do nhiệt độ lạnh.
Nếu ta tăng nhiệt độ lên thì những heo con bị lạnh không ăn cám sẽ cảm thấy thích hợp, nhưng những con ăn được trước đó sẽ cảm thấy bị stress do nóng.
c- Bị stress do di chuyển và nuôi hỗn hợp:
Một số nhà nghiên cứu tin rằng khi heo bị di chuyển và nuôi trộn lẫn thì heo sẽ hạn chế tăng trưởng nhưng chưa làm rõ được phạm vi ảnh hưởng đến dinh dưỡng.
Nếu tính được chính xác những điều kiện nuôi dưỡng thay đổi như thế nào thì sẽ không ngạc nhiên trước việc tỷ lệ tăng trưởng sau cai sữa bị giảm sút.
Và cũng tính được heo con sẽ mất bao lâu để thích ứng với môi trường mới và tìm lại đà tăng trọng.
3- Mối quan hệ giữa trọng lượng cai sữa và tăng trọng sau cai sữa:
Heo con có trọng lượng lớn bao giờ cũng lớn nhanh hơn heo con có trọng lượng nhỏ.
Các nhà chăn nuôi biết rằng nếu trọng lượng sơ sinh lớn thì trọng lượng cai sữa sẽ lớn, heo có trọng lượng cai sữa lớn sẽ lớn nhanh hơn heo có trọng lượng cai sữa nhỏ.
Chính vì vậy nếu trọng lượng cai sữa chênh lệch thì khi heo lớn lên trọng lượng chênh lệch sẽ cao.
Trọng lượng sơ sinh tỷ lệ thuận với trọng lượng cai sữa, trọng lượng heo một tuần tuổi ảnh hưởng cao đến trọng lượng cai sữa, trọng lượng cai sữa ảnh hưởng tới năng suất sau cai sữa.
Tầm quan trọng của trọng lượng cai sữa là rất quan trọng thông qua việc nghiên cứu hai vấn đề sau:
- Thứ nhất, trong thời gian bú sữa mẹ nếu heo được áp dụng các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng thì trọng lượng cai sữa sẽ nặng hơn.
- Thứ hai, sau khi cai sữa trọng lượng heo con lớn hơn sẽ phát huy được khả năng tăng trưởng nhiều hơn.
4- Hiệu quả của trọng lượng cai sữa và cám heo tập ăn:
Heo con trong thời gian bú mẹ thường được cho ăn bổ sung cám heo tập ăn.
Nhưng vấn đề là cám tập ăn này có bổ sung được đầy đủ chất dinh dưỡng đang dần thiếu hụt đi trong sữa mẹ.
Heo con cai sữa sớm 2 hoặc 3 tuần, heo nhỏ cần bổ sung dinh dưỡng thì vai trò của cám tập ăn còn quan trọng hơn nữa.
Trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu về hiệu quả của cám tập ăn cho heo con trước 3 tuần tuổi nhưng vẫn chưa xác định chính xác lượng dinh dưỡng được hấp thu.
Tuy nhiên với các nghiên cứu trên vẫn rút ra được hai kết luận:
- Một là, nếu trước khi cai sữa heo con ăn cám tập ăn thì con nhiều nhất có thể hấp thu năng lượng tăng 17 %, con ít nhất sẽ không tăng một chút nào.
Chúng ta còn ngạc nhiên hơn khi biết rằng chi phí cho cám tập ăn và trọng lượng liên quan không chặt chẽ với nhau.
- Thứ hai là trong thời kì bú mẹ nếu cho heo con ăn thêm thức ăn dạng lỏng thì sẽ thúc đẩy tăng trưởng.
Sự hiệu quả về tăng trưởng của heo con khi ăn thức ăn dạng lỏng trong thời kì bú mẹ còn phụ thuộc vào ngày tuổi.
Kết luận lại nếu heo con ăn thức ăn dạng lỏng thời kì bú mẹ sẽ tăng trọng lượng khi cai sữa.
Nếu tăng lượng sữa mẹ heo con bú thì trọng lượng cai sữa cũng sẽ tăng.
Tuy nhiên khi cho heo con còn nhỏ ăn cám bột hầu như không có hiệu quả.
Chỉ heo con cai sữa trễ lúc 4, 5 tuần tuổi mới có hiệu quả với cám bột.
Việc cho ăn cám tập ăn không đơn thuần là giúp gia tăng trọng lượng cai sữa.
Mà việc tiếp xúc với cám bột sớm sẽ giúp heo học phương pháp vừa ăn cám vừa uống nước, giúp đường ruột làm quen với cám bột, giúp gia tăng hiệu quả tiêu hóa, giúp heo chuẩn bị tốt hơn với các dị ứng với các loại cám có nguồn gốc từ thực vật.
Đối với heo con cai sữa sớm có thể nghi ngờ về hiệu quả của cám tâp ăn, chỉ heo con cai sữa sau 3 tuần tuổi thì cám tập ăn mới có hiệu quả tốt.
Tuy nhiên nếu heo con thời kì bú sữa được ăn một lượng cám tập ăn thích hợp sẽ có hiệu quả, khi cai sữa heo sẽ tăng trưởng nhanh hơn.
Có thể việc cho ăn dạng lỏng như cháo sẽ không giúp tăng trọng lượng cai sữa nhưng nó có thể thúc đẩy tăng trưởng sau khi heo cai sữa.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ