Tin thủy sản Tập huấn cho nông dân chăn nuôi cá rô phi ở Ghana

Tập huấn cho nông dân chăn nuôi cá rô phi ở Ghana

Tác giả 2LUA.VN biên dịch, ngày đăng 05/11/2020

Tập huấn cho nông dân chăn nuôi cá rô phi ở Ghana

Dự án Giống cá rô phi Ghana (TiSeed) đã tập huấn thành công cho 227 nông dân chăn nuôi cá và các cán bộ của Ủy ban Thủy sản (FC) về các phương pháp nuôi trồng thủy sản hiệu quả có thể giúp cải thiện năng suất và lợi nhuận.

Ngành cá rô phi của Ghana đã gặp khó khăn khi phải đối mặt với các vấn đề của đại dịch Covid và vi rút trên Hồ Volta. Ảnh: Efua Konyin Okai

Những người chăn nuôi cá rô phi ở Ghana phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng sau một thập kỷ tăng trưởng năng suất vượt bậc. Cũng giống như việc họ bắt đầu phục hồi từ vấn đề tỷ lệ cá tử vong cao do vi rút truyền nhiễm gây hoại tử thận và lá lách gây ra ở Hồ Volta, Covid-19 và các đợt đóng cửa và hạn chế có liên quan hiện đang làm chậm lại các hoạt động của ngành, khiến cho hoạt động tập huấn trở nên quan trọng hơn.

“Nghiên cứu cơ bản năm 2019 do Viện Nghiên cứu Chính sách Lương thực Quốc tế (IFPRI) và Viện Nghiên cứu Nước-CSIR (CSIR-WRI) thực hiện đã chỉ ra những nhược điểm của những nông dân chăn nuôi. Thiếu thốn các biện pháp vệ sinh và an toàn sinh học và thực hành quản lý nuôi trồng thủy sản không hiệu quả dường như đang gây ra năng suất thấp và lợi nhuận thấp, những điều này ngăn cản một số nông dân tiếp tục tham gia ngành này. Tiến sĩ Catherine Ragasa - thành viên nghiên cứu cấp cao của IFPRI và là trưởng dự án TiSeed cho biết "các đối tác của dự án TiSeed đang nghiên cứu để hỗ trợ kỹ thuật cho những nông dân mà đang thực hành chưa hiệu quả."

Thông qua dự án TiSeed, vào tháng 7 và tháng 8 năm 2020, 182 nông dân, 15 nhà khai thác trại giống thương mại và 30 cán bộ khu vực trại sáu vùng sản xuất thủy sản lớn của Ghana (Miền Đông, Volta, Ashanti, Bono, phía Đông Bono và Ahafo) đã được đào tạo về các biện pháp thực hành nuôi trồng thủy sản hiệu quả. Mỗi phiên họp kéo dài hai ngày bao gồm những bài thuyết trình về các chủ đề chính của các chuyên gia CSIR-WRI, IFPRI và FC và các chuyến viếng thăm thực tế đến các trang trại “kiểu mẫu” gần đó. Nông dân được nhóm lại thành các cụm tập huấn (với 20–30 nông dân được tập huấn trong mỗi cụm) và 10 cụm được thực hiện trong sáu vùng.

Tiến sĩ Peter Ziddah - chuyên gia về sức khỏe cá tại Ủy ban Thủy sản (FC) cho biết: “Những thách thức mà ngành nuôi trồng thủy sản phải đối mặt là một lời nhắc nhở về tầm quan trọng của các biện pháp an toàn sinh học và bền vững." Các điều hành viên cũng lần lượt giải quyết những thách thức của người nông dân bao gồm việc chuẩn bị ao và lồng trước khi thả giống, thức ăn và cho ăn, quản lý chất lượng nước cũng như các chiến lược thu hoạch và tiếp thị.

“Bảng câu hỏi đánh giá sau đợt tập huấn từ nông dân và người vận hành trại giống cho thấy các buổi tập huấn được đánh giá rất tốt. Hầu như tất cả những người tham gia đều đánh giá các phần tập huấn từ 8,9 hoặc 10 điểm trên thang điểm từ 1–10 mà 10 điểm là xuất sắc,” Mathew Oyih - giám đốc nuôi trồng thủy sản tại FC cho biết. Một người nông dân ở Sunyani cho biết: “Tôi đã định ngừng hoạt động chăn nuôi cá nhưng khóa tập huấn này đã thôi thúc tôi bắt tay vào làm lại.“ "Đợt tập huấn này nên được tiến hành định kỳ để giúp chúng tôi có những ý tưởng mới,” một nông dân ở Dormaa cho biết.

Mười lăm sinh viên trẻ mới tốt nghiệp (6 nữ và 9 nam) thuộc Quân đoàn Xây dựng Quốc gia (NABCO) và Nhân viên Phục vụ Quốc gia cũng được hưởng lợi ích từ khóa tập huấn này. Những sinh viên trẻ mới tốt nghiệp này đang được chuẩn bị để hỗ trợ các công tác khuyến ngư nuôi trồng thủy sản của FC. “Tôi đã tốt nghiệp ngành quản lý khách sạn nhưng lại rất thích nuôi cá và tôi muốn bắt đầu trang trại cá của riêng mình cùng với một nhà hàng,” một nữ nữ sinh viên mới tốt nghiệp của NABCO cho biết. Một nữ sinh viên khác tốt nghiệp từ NABCO cũng cho biết khóa tập huấn đã giúp cô ấy hiểu được tầm quan trọng của việc lưu trữ hồ sơ và cách hỗ trợ người nông dân ghi chép hiệu quả các thông số phù hợp. Cô cho biết hiện cô có thể hỗ trợ tốt hơn cho những người nông dân cần hỗ trợ mảng công việc này trong suốt các chuyến viếng thăm khuyến ngư.

“Các tài liệu hướng dẫn tập huấn và tài liệu khuyến ngư được sử dụng trong các buổi tập huấn được biên soạn cẩn thận bởi 15 chuyên gia có trình độ và kinh nghiệm đa dạng trong sản xuất nuôi trồng thủy sản, bao gồm cả những người thuộc khoa Khoa học Đại dương và Thủy sản tại Đại học Ghana, FC, các nhà điều hành trại giống tư nhân, nông dân, các chuyên gia nuôi trồng thủy sản đã nghỉ hưu, CSIR-WRI và IFPRI, cùng với sự hướng dẫn và những tài liệu từ WorldFish và Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc,” Tiến sĩ Ruby Asmah - nhà khoa học nghiên cứu chính, CSIR-WRI báo cáo.

Một trong những mục tiêu chính của dự án TiSeed là cải thiện việc áp dụng các biện pháp thực hành nuôi trồng thủy sản hiệu quả mà trong đó bao gồm cả việc sử dụng cá giống chất lượng cao. Để đánh giá nghiêm ngặt tác động của hoạt động tập huấn cho nông dân theo thời gian thì các buổi tập huấn này đã được thực hiện tại 30 huyện được lựa chọn trước (cùng với 30 huyện tương đương giữ nguyên hiện trạng làm nhóm đối chứng) trong sáu vùng nuôi trồng thủy sản trọng điểm.

Tiến sĩ Seth Koranteng Agyakwah - nhà khoa học nghiên cứu, bộ phận ngư nghiệp và nuôi trồng thủy sản tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nuôi trồng Thủy sản (ARDEC) của CSIR-WRI kim lãnh đạo của các đối tác liên doanh địa phương ở Ghana cho biết: “Dự án TiSeed sẽ tiếp tục kiểm tra và đánh giá hoạt động tập huấn và hỗ trợ kỹ thuật cho nông dân, cùng với trọng tâm cụ thể là khuyến khích và đào tạo nhiều phụ nữ và thanh niên tham gia chăn nuôi cá." “Chúng tôi cũng đang thí điểm một ứng dụng di động nhằm hỗ trợ nông dân trong việc lưu trữ hồ sơ và quản lý kinh doanh của họ. Ngoài ra, chúng tôi đang giúp đỡ thiết lập các giao thức và quy trình chứng nhận dành cho các trại sản xuất giống và thiết lập các vườn ươm cá giống (đặc biệt là ở các vùng sâu vùng xa) nhằm cải thiện khả năng tiếp cận với cá giống chất lượng cao và giảm tỷ lệ tử vong của cá kết hợp với khâu vận chuyển.”


Bước đột phá trong thức ăn chăn nuôi không chứa cá Bước đột phá trong thức ăn chăn nuôi… Kỹ thuật số hóa đang cải tiến nghiên cứu nuôi trồng thủy sản như thế nào? Kỹ thuật số hóa đang cải tiến nghiên…