Tin thủy sản Tây Âu: Phát triển mô hình IMTA

Tây Âu: Phát triển mô hình IMTA

Tác giả Nghĩa Dương (Theo Rob Fletcher, Thefishsite), ngày đăng 09/12/2017

Tây Âu: Phát triển mô hình IMTA

Một dự án mới được xây dựng để khuyến khích sự phát triển nuôi trồng đan xen các loài thủy sản mang tên IMTA ở Tây Âu đã được đưa vào triển khai.

Dự án IMTA lớn nhất của Scotland, trên đảo Loch Fyne

Hướng tới thiên nhiên

Các dự án nuôi thủy sản xen ghép không mấy xa lạ đối với các trại nuôi trên khắp thế giới bởi hiệu quả kinh tế cao và bền vững. Tuy nhiên, mô hình IMTA giai đoạn đầu từ 2014 - 2020, nhằm mở rộng sự phát triển xanh của ngành và nâng cao chất lượng cũng như nhận thức của công chúng về các sản phẩm nuôi thủy sản. Với mục đích cải thiện hiệu quả môi trường bằng cách sử dụng tối ưu chất dinh dưỡng trong các cơ sở nuôi thủy sản thông qua nuôi ghép với các loài tiêu hao mức dinh dưỡng khác nhau. Cách tiếp cận của mô hình IMTA sẽ tối đa hóa hiệu quả nguồn tài nguyên trong khi vẫn cung cấp việc xử lý sinh học tự nhiên ở các trang trại nuôi thủy sản ven bờ biển Đại Tây Dương.

Các chính sách hỗ trợ

Các hệ thống nuôi thủy sản đa dạng là một mô hình kinh tế tròn. Chúng góp phần giúp ngành thủy sản bền vững và cạnh tranh hơn. Tuy nhiên, mặc dù đã có những chính sách của Liên minh châu Âu (EU) được đưa ra như: Chiến lược Tăng trưởng Xanh, Kế hoạch Hành động Đại Tây Dương và RIS3 thì chúng vẫn còn những hạn chế về kinh tế, hành chính và pháp lý cản trở việc phát triển nói chung của ngành nuôi trồng thủy sản. Với tiềm năng của IMTA, các nhà quản lý trong khu vực đang hỗ trợ hợp tác giữa các học viện, doanh nghiệp và các cơ quan liên quan nhằm giúp mô hình trở nên dễ dàng hơn trong việc tiếp cận thực tiễn và nhân rộng.

Bà María del Mar Agraso, Giám đốc Kỹ thuật của Trung tâm Công nghệ Nuôi trồng Thủy sản Andalusian (CTAQUA), dẫn lời Dự án cho biết: “Dự án mới sẽ cung cấp các công cụ để tăng hiệu quả cạnh tranh trong IMTA Atlantic, mở rộng sự phát triển xanh của ngành và nâng cao chất lượng cùng với nhận thức của công chúng đối với các sản phẩm nuôi trồng thủy sản. Dự án này nhằm mục đích tận dụng những kiến thức sẵn có để biến các giải pháp sáng tạo của IMTA thành một thực tế kỹ thuật, pháp lý và hành chính”.

Dự án chiến lược

Dự án IMTA được tài trợ bởi quỹ EFRR thông qua chương trình INTERREG Khu vực Đại Tây Dương (2014 - 2020) bao gồm sự góp mặt của hàng loạt các tổ chức lớn có liên quan. Tổ chức CTAQUA (Tây Ban Nha) đã hợp tác với tổ chức thủy sản Agrocampus Ouest (Pháp), Hiệp hội Khoa học Hàng hải Scotland (Vương quốc Anh), Viện Bồ Đào Nha về Biển và khí hậu, Đại học Quốc gia Ireland Galway (Ireland), Tập đoàn ALGAplus (Bồ Đào Nha) và Trung tâm Nghiên cứu và phát triển tảo (Pháp).

Dự án dự kiến sẽ tạo ra một nền tảng ổn định để hợp tác theo ngành và ba hoạt động thí điểm để phát triển công nghệ IMTA tại khu vực Đại Tây Dương và hướng dẫn các kỹ thuật canh tác. Dự án sẽ tận dụng các kết quả kỹ thuật thông qua các hướng dẫn thực hành tốt nhất các hoạt động thí điểm cho giới học giả và ngành nuôi thủy sản. Dự án cũng sẽ khởi động cùng các nhóm chuyên gia của IMTA Atlantic và các sự kiện tuyên truyền nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác và chuyển giao tri thức.

Bà Del Mar Agraso chia sẻ: “Chúng tôi sẽ đánh giá tác động môi trường của dự án, xác định các vấn đề khó khăn để phát triển IMTA và thiết kế một chiến lược phù hợp cho việc mở rộng quy mô công nghiệp của IMTA.


Cá tra “bận rộn” cuối năm Cá tra “bận rộn” cuối năm Lúa tốt, tôm nhiều trên cánh lớn lúa - tôm Lúa tốt, tôm nhiều trên cánh lớn lúa…