Mô hình kinh tế Tết này tràn ngập nông sản ngoại

Tết này tràn ngập nông sản ngoại

Ngày đăng 23/11/2015

Tết này tràn ngập nông sản ngoại

Theo thống kê, chỉ trong tám tháng đầu năm 2015, VN đã chi 360 triệu USD nhập khẩu trái cây từ 13 quốc gia, trong đó chủ yếu là Thái Lan và Trung Quốc.

Và theo dự báo, nhiều loại nông sản, trái cây ngoại sẽ tiếp tục tràn vào VN trong thời gian tới, sau khi được cấp phép vào VN theo cam kết tại các hiệp định thương mại tự do.

Thêm nhiều loại mới

Câu chuyện nóng hổi nhất mà chính phủ lẫn doanh nghiệp Nhật đề cập khi đến VN thời gian gần đây là việc mở cửa cho trái táo Nhật vào VN.

Ông Hideo Obori, giám đốc điều hành Công ty Aomori Trading, tỉnh Hiroshima, cho biết điều này rất đặc biệt vì táo Nhật đã ngừng vào VN sau nhiều năm nên việc mở cửa trở lại lần này là sự kiện đối với nông dân trồng táo Nhật Bản, ai cũng háo hức.

Trước khi táo Nhật chính thức được phép vào VN, Công ty Aomori Trading đã đến VN thăm dò để giới thiệu mặt hàng...nước ép táo.

“Hiện công ty đang tìm hiểu thị trường để bắt đầu từ năm 2016 sẽ đưa táo Nhật vào thị trường VN” - ông Obori nói.

Các loại táo nhập vào VN cũng tương tự những giống táo đã nhập vào thị trường Thái Lan, Malaysia như táo Fuji, Kuje...

nhưng Aomori có giá khá “chát”, thấp nhất khoảng 100.000 đồng/trái loại nhỏ, loại lớn có thể lên 300.000 đồng/trái.

Do đó, nhà phân phối cho biết trước mắt sẽ “đánh” vào người tiêu dùng có mục đích biếu tặng, đặc biệt vào mùa tết cuối năm.

Không chỉ mặt hàng táo mà hàng loạt nông sản Nhật Bản như thịt bò, nấm...đã có được giấy phép vào VN.

Tương tự, táo Ba Lan bắt đầu được cấp phép bán vào VN.

Với sản lượng thu hoạch hằng năm lên tới 2,5 triệu tấn, Ba Lan là nước xuất khẩu táo lớn nhất châu Âu và thứ ba thế giới sau Mỹ và Trung Quốc.

Đại sứ Ba Lan tại VN cho biết nước này hi vọng mỗi năm Ba Lan có thể xuất khẩu 100.000 tấn táo vào thị trường VN.

Ngoài ra, thị trường gần đây còn có thêm táo Pháp dù chưa nhiều.

Trước đó, đầu tháng 8-2015, VN đã mở cửa trở lại cho một số trái cây nhập khẩu từ Úc sau thời gian tạm ngưng do liên quan đến câu chuyện ruồi giấm có trong hoa quả tươi nhập khẩu từ Úc.

Theo thống kê, Úc có gần 40 loại trái cây được phép nhập khẩu vào VN như cam, kiwi, nho, quýt, táo, bơ, chanh, dưa leo...

Bà Nguyễn Thị Nhân - chủ ba cửa hàng chuyên kinh doanh trái cây ngoại tại TP.HCM - cho biết cứ nguồn hàng nào rẻ, chất lượng là nhập khẩu được vì hầu hết đều đạt chuẩn kiểm dịch.

Ai mua trái cây ngoại?

Trong TPP, VN cam kết đưa hơn 98,3% mặt hàng vào lộ trình cam kết xóa bỏ thuế quan, từ xóa bỏ ngay đến năm thứ 13 tùy sản phẩm, trong đó phần lớn là hàng nông, lâm, ngư nghiệp nên nhiều mặt hàng sẽ giảm giá hơn, ít nhất 15 - 25%.

Tuy nhiên, không đợi đến khi TPP có hiệu lực, nông sản ngoại đã rộn ràng vào VN.

Theo giới kinh doanh, với nhóm hàng có tính chất bảo quản khó như rau củ, trái cây thường 6-8 tuần trước tết âm lịch mới là cao điểm nhập hàng.

Tuy vậy, hiện thị trường đã bắt đầu nhộn nhịp vì nguồn hàng nhập về nhiều hơn.

“Xét về sự đa dạng và chủng loại, trái cây nội vẫn nổi trội hơn, giá cả phù hợp với người tiêu dùng hơn.

Trái cây nhập khẩu giá cao nhưng có ưu điểm là đáp ứng nhu cầu khẩu vị một số khách hàng khó tính hay thói quen sử dụng của khách nước ngoài.

Ước tính sức mua các loại trái cây ngoại đạt 40% trong tổng doanh số 6 tỉ đồng hằng tháng nhóm hàng trái cây” - đại diện Lotte Mart cho biết.

Bà Nguyễn Thị Nhân cũng cho biết do giá hàng nhập vẫn còn cao nên cửa hàng chỉ có một số nhóm khách quen thuộc, còn lại trông chờ vào các dịp lễ, tết khi nhu cầu biếu tặng tăng cao.

Tuy vậy, chưa năm nào công ty bị hàng tồn, lợi nhuận vẫn tăng đều mỗi năm từ 25 - 35%.

Một số doanh nghiệp sản xuất VN cũng đang lên kế hoạch lấn sân sang hoạt động phân phối nông sản nhập khẩu, trong đó chủ yếu trái cây, thị trường dự báo sẽ xuất hiện nhiều chuỗi cửa hàng chuyên thực phẩm tươi sống nhập khẩu với độ nhận diện hình 
ảnh cao.

Ông Hirotaka Yasuzumi, giám đốc điều hành của JETRO tại TP.HCM, cho rằng nông sản Nhật vốn nổi tiếng chất lượng ngon, giá cao nên bước đầu vào thị trường VN sẽ có thể kén khách.

Tuy nhiên, các nhà nhập khẩu trái cây Nhật bước đầu chọn những sản phẩm có giá vừa túi tiền với người tiêu dùng VN hơn.

“Thông thường các trái đều chất lượng như nhau nhưng những trái kích thước lớn giá bán cao hơn.

Chẳng hạn, táo Nhật loại kích cỡ lớn xuất sang các nước giá lên đến hơn 300.000 đồng/trái trong khi trái nhỏ 90.000 - 100.000 đồng” - ông Hirotaka nói.

Trái cây Việt chật vật xuất ngoại

Theo ông Phan Hữu Đạt, giám đốc Trung tâm Kiểm dịch sau nhập khẩu II, Bộ NN&PTNT, mất nhiều năm VN mới mở cửa được một loại quả vào thị trường mới, cho thấy VN gặp khó khăn như thế nào trong tăng sản lượng xuất khẩu trái cây.

Trong các năm 2008 - 2009, thanh long VN bắt đầu đi Mỹ, Nhật nhưng đến nay bình quân mỗi năm chỉ xuất 1.200 - 1.400 tấn, trái chôm chôm khả quan nhất cũng chỉ xuất sang Mỹ một container/ngày.

Năm ngoái VN mở thêm được hai loại quả là nhãn và vải bằng giải pháp chiếu xạ để đi Mỹ, rồi có thêm xoài và thanh long ruột đỏ vào thị trường này.

Bà Nguyễn Thị Thu Trang, giám đốc Trung tâm WTO, thừa nhận dù thuế quan nhập khẩu vào các nước có được cắt bỏ hết nhưng việc kiểm dịch, các đòi hỏi về nhãn mác bao gói...

vẫn là rào cản đối với nông sản VN, thậm chí còn rủi ro hơn nhiều so với thuế quan.

Trong khi đó, trái cây nhập khẩu vào VN lại bán rất chạy, dù không cạnh tranh trực tiếp hàng cùng loại nhưng cũng làm hàng trong nước lép vế dần.

Trái cây ngoại sẽ chiếm lĩnh phân khúc cao cấp

Bà Võ Mai, phó chủ tịch Hội Làm vườn VN, cho rằng sự phân hóa mức sống của người dân ngày càng cao làm nhu cầu ăn, mặc, ở của nhiều gia đình thay đổi, trong đó nhiều người sẵn sàng bỏ ra hàng trăm nghìn đồng để mua 1kg trái cây nhập.

“Chỗ trống phân khúc cao cấp xuất hiện, nông sản ngoại nhanh chóng nhảy vào lấp ngay chỗ hở đó.

Có thể trước mắt sức tiêu thụ nhóm hàng này chưa cao nhưng về xa nhu cầu xã hội cao hơn, những cửa hàng trái cây ngoại sẽ còn đất để phát triển.

Bởi cầm một trái cây ngoại người ta cảm thấy thích, thấy sướng, thấy được tôn trọng vì nó đẹp, to và màu sắc tươi tắn” - bà Mai nói.


Sụt giảm xuất khẩu gạo vào Kenya Sụt giảm xuất khẩu gạo vào Kenya Phù phép trái cây Trung Quốc thành trái cây của Mỹ, Australia Phù phép trái cây Trung Quốc thành trái…