Thả tôm trong mùa mưa và biện pháp gia tăng tỷ lệ sống
Bài viết ngắn bên dưới chia sẽ những kinh nghiệm, cách thức của nhiều bà con nuôi tôm áp dụng trong quá trình thả giống vào mùa mưa.
1. Thả tôm khi vừa trải qua một đợt mưa
Thỉnh thoảng người nuôi tôm cũng gặp phải tình trạng mưa kéo dài liên tục trước ngày thả giống trong khi đã đặt giống, xác định ngày thả giống và không thay đổi được lịch thả. Trong trường hợp này người nuôi phải đối diện với tình trạng biến động lớn các chỉ tiêu môi trường ao nuôi dự định thả giống như đô mặn giảm, tụt pH, kiềm giảm, rớt tảo, nước trong, nước phân tầng, rửa trôi phèn từ bờ ao, nguy cơ về H2S ở những khu vực phèn tiềm tàng…
Biện pháp xử lý
– Chạy tất cả các quạt nước suốt thời gian mưa.
– Rải vôi bột CaO xung quanh bờ ao trước khi mưa.
– Tạt 10kg CaCO3 + 10kg Dolomite/1.000m3 nước sau các đợt mưa, nếu lượng nước mưa dâng từ 5 cm trở lên sau cơn mưa.
– Chạy quạt nước và tạt 1kg Envomin+200g Bloom Starter/1.000m3 nước vào buổi sáng (sau khi mưa) để duy trì màu nước ổn định.
– Xử lý (5kg Sumo Zeolite + 100g Bio Curb hoặc Quila Yucca)/1.000m2 nếu pH < 7.5
– Trước khi thả giống 2 giờ, tạt 2kg Envomin+2kg C vita + 2 lít Satis/1.000m3 giúp tôm khỏe, giảm stress và tăng tỉ lệ sống sau thả.
– Tại một số vùng nuôi có độ mặn thấp <5 phần ngàn và lượng nước mưa trước khi thả giống > 10 cm (so với mức nước ban đầu) thì nên rải thêm muối ăn (dạng hạt) với lượng 40kg muối /1.600m2 (tương đương 25kg/1.000m2).
2. Khi đang thả tôm gặp mưa lớn
Nếu gặp mưa bất chợt khi đang thả tôm (đặc biệt là mưa đầu mùa) thì rất nguy hiểm cho tôm giống mới thả. Cách tốt nhất là nên xem xét thời tiết tại thời điểm chuẩn bị thả giống một cách kỹ lưỡng, nếu thấy trời chuyển mưa bất chợt khi giống đã về đến ao nuôi (đồng nghĩa với việc bạn không thể dừng thả giống được) thì nên thực hiện các bước sau đây:
– Rải vôi bờ ao
– Bật tất cả các quạt nước và oxy (nếu có)
– Đánh thêm CaCO3 và Dolomite liều 15-20kg/1.000m3
– Tạt thêm Envomin và C vita tại khu vực thả giống.
– Tuyệt đối không thả tôm phía cuối gió.
– Chạy quạt nước cho đến khi hết mưa mà không cần phải cho ăn ngay.
– Xử lý thêm vôi, khoáng và gây màu nếu lượng mưa lớn.
3. Sau khi thả giống gặp mưa lớn
– Bật quạt nước trong thời gian mưa lớn, nếu ngớt mưa và mưa dầm nhưng nặng hạt thì có thể chạy 50% số dàn quạt để cho tôm ăn. Nếu có chạy oxy đáy thì duy trì chạy oxy đáy và tắt các dàn quạt khi cho ăn.
– Tạt khoáng liên tục trong các ngày mưa.
– Đánh thêm vôi Canxi và Dolomite nếu mưa kéo dài nhằm duy trì độ kiềm và pH ổn định trong ao.
– Xử lý thêm EDTA nếu pH thấp và có hiện tượng xì phèn (đối với ao đất).
– Duy trì định kỳ 100g Bloom Starter/1.000m3 nước, 05 ngày/1 lần, xử lý trong tháng nuôi đầu, nhằm duy trì mức độ ổn định của tảo trong ao.
4. Một số lưu ý khác
Mùa mưa – đặc biệt khu vực Nam Bộ – mưa thường kéo dài do đó khi độ mặn trong ao giảm thì đồng nghĩa với lượng khoáng chất cần thiết trong ao nuôi cũng giảm. Tôm sẽ bị hiện tượng mềm vỏ (hoặc vỏ xanh đối với tôm Sú), sắc tố kém… Do đó, trong khẩu phần ăn của tôm rất cần sự bổ sung các sản phẩm sinh dưỡng chất lượng như:
– Cap power (khoáng hữu cơ thiết yếu) giúp tôm mau cứng vỏ, tránh hiện tượng mềm vỏ sau lột xác hoặc lột liên tục không cứng vỏ…
– Dizyme (enzyme trộn thức ăn): Bổ sung enzyme vào khẩu phần ăn giúp tôm hấp thu được tối đa dinh dưỡng trong thức ăn để tăng trưởng, mặt khác mùa mưa nhiệt độ nước thường thấp, tôm ăn mồi kém hơn bình thường, như vậy việc phân cắt dinh dưỡng nhanh chóng & hấp thu triệt để dinh dưỡng trong thức ăn sẽ giúp tôm duy trì tốc độ tăng trưởng tốt trong mùa mưa.
Tags: tha tom trong mua mua, tom giong, tha tom giong, nuoi tom, ky thuat nuoi tom
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ