Thái Bình: Nuôi tôm không sử dụng kháng sinh, hóa chất
Bằng việc ứng dụng chế phẩm sinh học Enzim (EM) tỏi thay thế kháng sinh, mô hình nuôi tôm của gia đình chị Nguyễn Thị Thủy, thôn Hợp Phố (xã Nam Phú, huyện Tiền Hải) đã mở ra hướng nuôi trồng thủy sản thành công và bền vững cho nông dân.
Chị Thủy cho tôm, cá ăn thức ăn có trộn EM tỏi hàng ngày - Ảnh: Khắc Duẩn
Được biết, EM tỏi sản xuất từ EM gốc ngâm ủ với bột tỏi. EM gốc là một chế phẩm sinh học với 80 loại vi sinh vật có ích thuộc nhóm vi khuẩn lactic, vi khuẩn quang hợp và vi khuẩn nấm men. Tỏi có chứa Alixin là kháng sinh có khả năng kháng virus lây bệnh, glucozo và enlin có tác dụng diệt khuẩn và sát trùng. Ngoài ra, tỏi còn chứa các loại vitamin và khoáng chất giúp cho tôm tăng sức đề kháng và phòng được một số bệnh về tiêu hóa. Theo chị Thủy chia sẻ: EM gốc trộn với rượu và nước mía ngâm ủ yếm khí trong 2 ngày, sau đó trộn hỗn hợp chế phẩm này với tỏi xay nhuyễn rồi ngâm ủ trong 1 tuần để tạo ra EM tỏi cho tôm ăn.
Nuôi tôm theo phương pháp này đã đem lại nhiều hiệu quả về năng suất, chất lượng và kinh tế rõ rệt cho gia đình chị Thủy. Cụ thể, năm 2017, với 3,5 ha ao nuôi, chị Thủy thu về 4 tấn tôm, doanh thu thu gần 500 triệu đồng, trừ mọi chi phí còn lãi hơn 200 triệu đồng. Bên cạnh đó, mô trường ao nuôi sạch, tôm khỏe. Trong năm 2018, chị Thủy đã mạnh dạn tăng mật độ nuôi, phấn đấu nuôi 3 lứa tôm và thu về 10 tấn.
Nhận định về phương pháp này, ông Trần Văn Lữ, cán bộ Lâm sinh thủy sản xã Nam Phú khẳng định: Việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, sử dụng EM tỏi của một số bà con nông dân để nuôi tôm bước đầu xử lý tốt được môi trường và dịch bệnh. Đây là cách làm mới giúp các hộ nuôi tôm trong xã làm giàu từ nghề nuôi tôm. Mô hình bước đầu cho hiệu quả thiết thực và dễ nhân rộng.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao