Thâm canh dưa Kim
- Phát triển cây con: Ngâm ủ và gieo cây con trong bầu đất để khi cây đạt 1-2 lá thật là đem trồng.
Tốt nhất nên gieo hạt vào bầu đất có quấn lá chuối hay nilong hoặc bầu trần với giá thể gồm đất phù sa hoặc đất màu phơi khô đập nhỏ trộn với trấu hun theo tỷ lệ 4 phần đất 3 phần trấu hun 3 phần phân chuồng đã ủ mục với lân.
- Trồng và chăm sóc: Vụ thu đông dưa Kim thường ít bị sâu bệnh hơn nên áp dụng phương pháp trồng bò đất sẽ tiết kiệm được đầu tư.
Đất trồng cần được lựa chọn và xử lý tốt sâu bệnh.
Chọn đất cát pha, đất thịt nhẹ giàu mùn, đất trước đó không trồng cây họ bầu bí. Nên bổ sung vào đất trước trồng một lượng thích hợp nấm đối kháng hay nấm cộng sinh. Tốt nhất là dùng chế phẩm này trộn cùng phân chuồng để ủ rồi bón lót.
Thời kỳ đầu vụ thường hay có mưa lớn cần lên luống cao 30 - 35 cm. Luống trồng hàng đôi cần rộng 4 - 4,5 m được phủ bằng màng phủ nông nghiệp, nên trồng trong nhà lưới là tốt nhất. Mật độ thích hợp cho dưa Kim thu đông là 430 - 450 cây/sào( cây cách cây 40 cm, hàng cách hàng 4 - 4,2 m).
Sử dụng phân chuồng hoặc phân hữu cơ vi sinh kết hợp với phân NPK chuyên dùng như NPK 13-13-13 + TE hoặc NPK 16-16-8 sẽ giúp quả to và ngon.
Lượng phân bón cho 1 sào Bắc bộ (360 m2) có thể bón như sau: Bón lót 1 tấn phân chuồng hoặc 1 tạ phân hữu cơ vi sinh cùng với 10 kg NPK 13-13-13TE rắc đều mặt luống khi lên luống sơ bộ rồi cào, san đất vùi phân.
Không nên đánh rạch bỏ phân vì rễ dưa ăn rất rộng. Mặt khác làm vậy sẽ không cung cấp đều dinh dưỡng cho dưa ở từng giai đoạn, thậm chí còn làm cho rễ cây dễ bị thối hỏng khi tiếp xúc với chỗ có nhiều phân.
Thúc phân cho dưa cần bổ sung ở 2 lần (thời kì cây ra hoa đậu quả và khi quả đậu được 15 - 20 ngày). Lần đầu thúc khoảng 10 kg NPK 13-13-13TE và lần nuôi quả bổ sung thêm 3 kg NPK 13-13-13TE + 2 - 3 kg kali/sào bằng biện pháp tưới rãnh. Không nên hòa phân vào nước rồi tưới gốc sẽ dễ làm cây bị bệnh.
- Tưới nước: Cây dưa yêu cầu đất thường xuyên phải đủ ẩm đặc biệt là thời kì từ lúc ra hoa đến khi quả được khoảng 15 ngày.
Sau 20 ngày kể từ khi lấy quả lúc này dưa bắt đầu vào chín (nổi gân lưới hoặc vân) chỉ cần tưới đủ ẩm và không nên để nước quá nhiều trong dõng sẽ dễ gây nứt quả và hàm lượng đường trong quả không cao.
- Phòng trừ sâu bệnh: Dưa Kim thường hay bị bệnh thối gốc lở cổ rễ, chết rũ (chết nhanh và chết chậm) hay bệnh thối đốt, nứt thân chảy nhựa khi gặp mưa lớn kéo dài.
Người trồng cần chủ động phòng bệnh cho dưa khi gặp thời tiết thuận lợi cho dịch bệnh gây hại bằng các loại thuốc công hiệu, ưu tiên các loại thuốc sinh học và thực hiện theo nguyên tắc "4 đúng".
- Thu hoạch: Sau khi đậu quả khoảng 30 - 40 ngày tùy theo các giống dưa mà người trồng có thể thu hoạch quả. Song để có được quả dưa thơm ngon như đặc tính giống vốn có thì cần để quả nổi gân màu vàng đặc trưng của giống.
Không nên thu hoạch quả còn non sẽ làm cho chất lượng quả không cao (hàm lượng đường còn ít, quả nhạt và không giòn).
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ