Tháo Gỡ Khó Khăn Cho Nghề Nuôi Cá Lồng Ở Phú Thọ
Những năm gần đây, nghề nuôi cá lồng trên sông ở tỉnh Phú Thọ đã và đang phát triển mạnh. Tuy nhiên, Chi cục Thủy sản tỉnh Phú Thọ cho rằng, sự phát triển của nghề nuôi cá lồng trên sông sẽ ảnh hưởng đến việc phát triển thủy sản chung, nhất là việc phòng, chống dịch bệnh cho cá, vấn đề môi trường.
Phần lớn người nuôi mới chỉ đi học tập kinh nghiệm ở một số địa phương, chưa qua các lớp tập huấn, kinh nghiệm chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh, xử lý chất thải... còn thiếu. Việc phát triển nuôi cá lồng, nhưng con giống vẫn phải mua tận Hải Dương, Bắc Ninh và các tỉnh phía nam, chi phí cao, không chủ động.
Do vậy, việc chủ động sản xuất con giống tại chỗ vừa bảo đảm kỹ thuật, giá thành hạ, phục vụ nuôi cá lồng quy mô lớn đang là vấn đề người nuôi cá mong mỏi và cần có một giải pháp để tháo gỡ cho người dân.
Ðể phát triển nghề nuôi cá lồng một cách bền vững, cần phải có quy hoạch chi tiết đối với từng địa phương và phổ cập kỹ thuật chăn nuôi cho người dân. Người nuôi cá và cán bộ kỹ thuật thủy sản luôn mong muốn có các chính sách hỗ trợ phát triển nuôi cá lồng; quy hoạch vùng nuôi, quản lý nguồn nước, tăng cường cán bộ kỹ thuật, nhất là kỹ sư thú y chuyên về thủy sản; mở thêm các lớp tập huấn kỹ thuật chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh thủy sản; tạo điều kiện cho người có nhu cầu vay vốn với lãi suất thấp để đầu tư mở rộng sản xuất, ổn định, góp phần cho nghề nuôi cá lồng phát triển bền vững.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ