Thay lúa bằng màu cho lợi nhuận cao
Diện tích chuyển đổi còn thấp
Theo Trung tâm Khuyến nông quốc gia (TTKNQG), mục tiêu chuyển đổi cụ thể của vùng ĐBSCL là khoảng 200.000ha đến năm 2020, trong đó ngô và đậu nành khoảng 70.000ha.
Tuy nhiên, trên thực tế diện tích chuyển đổi từ cây lúa năng suất thấp sang các loại hoa màu khác ở các tỉnh ĐBSCL rất khiêm tốn, chỉ đạt 3.600ha năm 2015.
Theo ông Trần Văn Dũng – Trưởng Văn phòng Thường trực tại Nam Bộ (TTKNQG), việc chuyển đổi diện tích lúa kém hiệu quả sang cây màu ở vùng ĐBSCL vẫn còn nhiều khó khăn, ngay cả cây ngô dự kiến chuyển đổi nhiều nhất tại các tỉnh, nhưng thực tế cũng khó mở rộng diện tích.
Nguyên nhân chủ yếu do các giống ngô cho năng suất cao vượt trội để có hiệu quả kinh tế hơn trồng lúa rất ít; sản xuất màu còn nhỏ lẻ, manh mún nên khó tạo ra vùng sản xuất hàng hóa lớn; sử dụng cơ giới hóa trong sản xuất cây màu khó khăn hơn lúa; chưa có hệ thống thủy lợi đồng bộ phục vụ cho trồng màu; chính sách của Nhà nước còn nhiều bất cập…
Tuy nhiên, nhiều đại biểu cũng cho rằng, trong định hướng chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang cây trồng khác, ngô lai và đậu nành được ưu tiên hàng đầu vì dễ trồng, phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu vùng ĐBSCL, đồng thời nhu cầu trong nước của đối với 2 loại cây trồng này rất lớn.
Tại diễn đàn, nông dân Nguyễn Thành Vinh (xã Long Mỹ, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long) chia sẻ: “Năm 2015, tôi đã thực hiện mô hình luân canh khoai mỡ trên đất lúa với diện tích 0,8ha.
Sau khi thu hoạch tôi thu về gần 22 triệu đồng/công, trừ chi phí lợi nhuận đạt trên 10 triệu đồng/năm, gấp 8 lần so với trồng lúa cùng vụ”.
“Tôi nhận thấy mô hình này rất hay vì phù hợp với khí hậu địa phương, có khả năng nhận rộng vì nhu cầu tiêu thụ còn lớn.
Mong rằng trong tương lai sẽ có nhiều hơn những mô hình đưa cây màu xuống ruộng, để giúp bà con nông dân tăng thu nhập” – anh Vinh bộc bạch.
Chuyển đổi gắn với quy hoạch
Theo TS.Trần Văn Khởi – Phó Giám đốc TTKNQG, trước áp lực của biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến sản xuất lúa, giá lúa thấp khiến thu nhập của nông dân bấp bênh, trong khi nhu cầu trong nước với sản phẩm ngô và đậu nành ngày càng tăng cao để phục vụ cho chăn nuôi và thực phẩm, bà con nông dân nên tính toán chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp.
Ông Lê Quý Kha – Phó Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam cũng cho biết, kết quả bước đầu cho thấy hiệu quả kinh tế từ mô hình trồng ngô cao hơn trồng lúa trong cùng điều kiện canh tác.
“Đối với các vùng chuyển đổi ngô trên đất lúa, khi thực hiện cần có quy hoạch vùng trồng, loại đất trồng và cải tạo hệ thống thủy lợi phù hợp, tránh úng khi mưa, đủ nước tưới trong mùa khô.
Về phía Nhà nước, chính quyền địa phương cần có chính sách đặc thù, đầu tư mô hình chuyển đổi trọn gói, áp dụng cơ giới hóa nhằm giảm chi phí đầu vào để nông dân thấy rõ lợi ích của việc chuyển đổi” – ông Kha đề xuất.
Đồng tình với quan điểm trên, TS.Trần Văn Khởi nhấn mạnh: “Trong quá trình chuyển đổi, nhất thiết phải gắn với quy hoạch cây trồng ở địa phương.
Ngoài ra, khi chuyển đổi cũng phải đa dạng hóa cây trồng để phù hợp với nhu cầu thị trường và giảm bớt thiệt hại trước những diễn biến bất lợi của thời tiết”.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ