Thay thế protein đậu nành cho cá mú bao nhiêu là đủ?
Các loài cá khác nhau thích ứng một mức protein đậu nành cô đặc nhất định, đối với cá mú có thể dùng bao nhiêu % là tối ưu nhất?
Thay thế bao nhiêu % protein đậu nành cho cá mú là đủ.
Ưu điểm của protein từ bột đậu nành cô đặc
Hiện nay, trong thức ăn viên cá mú chứa các thành phần chính như bột cá cao cấp, dầu cá, bã đậu nành, bột mì, vitamin và khoáng chất. Nguồn cung cấp protein chính đến từ bột cá, bên cạnh đó bột đậu nành là một trong những lựa chọn thay thế phù hợp nhất để thay thế bột cá trong thức ăn động vật thủy sản do hàm lượng protein cao, cân bằng tốt các axit amin thiết yếu và chi phí thấp hơn. Protein đậu nành cô đặc có hàm lượng protein thô và axit amin thiết yếu tương tự như bột cá, cùng với các yếu tố chống dinh dưỡng thấp hơn.
Một số nghiên cứu đã đánh giá ảnh hưởng của protein đậu nành cô đặc đối với cá trong 20 năm qua và kết quả cho thấy các loài khác nhau có mức độ thích ứng không đồng đều, có thể thay thế hiệu quả bột cá như một nguồn protein trong chế độ ăn của một số loài cá quan trọng về mặt thương mại như cá hồi Đại Tây Dương, cá mú, trong khi các loài khác chỉ thích ứng một số mức protein đậu nành cô đặc nhất định.
Cá mú là một loài cá thương mại quan trọng phát triển nhanh chóng, có khả năng kháng bệnh mạnh, chủ yếu được nuôi bằng thức ăn viên công nghiệp. Là một loài ăn thịt điển hình, cá mú cần protein cao và phụ thuộc nhiều vào lượng bột cá cao cấp trong chế độ ăn để đáp ứng nhu cầu protein, dẫn đến chi phí sản xuất cao hơn. Hiện vấn đề thay thế bột cá bằng protein đậu nành cho cá mú vẫn đang được thảo luận và gây nhiều tranh cãi.
Ảnh hưởng qua các mức độ thay đổi khác nhau
Trong nghiên cứu, cá mú được nuôi trong hai tuần với chế độ ăn hai lần một ngày, lượng thức ăn của mỗi chế độ ăn và tỷ lệ tử vong của cá được ghi lại trong mỗi bể. Sáu chế độ ăn isonitrogen và isocaloric (46% protein thô, 18 MJ / kg tổng năng lượng) đã được xây dựng và sử dụng trong nghiên cứu. Trong chế độ ăn này, protein đậu nành cô đặc thay thế bột cá từ 0 đến 75% protein bột cá (SPC0, SPC15, SPC30, SPC45, SPC60 và SPC75). Sau khi cho cá ăn 30 phút, thức ăn thừa được lấy ra và sấy khô qua đêm ở 50oC trước khi cân để tránh nhiễm bẩn với phân. Các yếu tố thủy lí hóa đều được giữ ở mức ổn định.
Tỉ lệ sống của cá mú bị ảnh hưởng đáng kể dựa trên nồng độ protein đậu nành cô đặc trong chế độ ăn uống, trong đó, tỷ lệ sống của cá cao hơn ở các nhóm protein đậu nành cô đặc 15%, 30% và 45% (từ tỷ lệ sống từ 94 đến 96%). Tăng trọng lượng cơ thể (BWG), tốc độ tăng cân (WGR), tốc độ tăng trưởng cụ thể (SGR) và tỷ lệ hiệu quả protein (PER) tăng ở cá được nuôi bằng chế độ ăn 15% protein đậu nành cô đặc, nhưng giảm dần khi tăng tỷ lệ. Ngược lại, giá trị tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR) giảm đáng kể trong các nhóm cho ăn protein đậu nành cô đặc 15%, 30% và 45%, nhưng tăng trong nhóm protein đậu nành cô đặc 75%, nghiên cứu cho thấy các nhóm 15%, 30% và 45% có FCR cao hơn đáng kể.
Lượng thức ăn hàng ngày (DFI) cao hơn đáng kể ở nghiệm thức không dùng protein đậu nành cô đặc so với các nhóm khác cho thấy có tác dụng đáng kể của protein đậu nành cô đặc trong việc cải thiện lượng thức ăn hàng ngày. Chỉ số gan (HSI; tỷ lệ trọng lượng gan trên tổng trọng lượng cơ thể - thước đo dự trữ năng lượng của động vật, đặc biệt là ở cá) của cá cao hơn đáng kể ở nhóm không dùng protein đậu nành cô đặc so với nhóm 30% và 75%, nhưng không có sự khác biệt đáng kể với tỷ lệ nhóm cho ăn 15%, 45% và 60% protein đậu nành cô đặc.
Dựa trên mức tăng trọng trung bình, mức thay thế protein đậu nành cô đặc tối ưu là 11,71%. Tuy nhiên, dựa trên tốc độ tăng trưởng cụ thể và mức thay thế protein đậu nành cô đặc trong chế độ ăn tối ưu là 14,41%.
Kết quả đã chứng minh rằng cá mú có khả năng dung nạp protein đậu nành cô đặc rất hạn chế. Mức độ thay thế protein đậu nành cô đặc tối đa cho bột cá trong chế độ ăn của cá mú, theo mức tăng trọng lượng và tốc độ tăng trưởng cụ thể, được ước tính là từ 11 đến 14%. Tuy nhiên, sự thay thế 30% protein đậu nành cô đặc đã cho thấy ảnh hưởng tích cực đến việc giữ protein và axit amin. Do đó, nghiên cứu đề nghị protein đậu nành cô đặc thay thế bột cá cho cá mú không nên quá 30%.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ