Tin thủy sản Thị phần thủy sản Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Nhật Bản giảm

Thị phần thủy sản Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Nhật Bản giảm

Tác giả Nguyễn Hạnh, ngày đăng 22/02/2024

Thị phần thủy sản Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Nhật Bản giảm

Năm 2023, mặc dù Việt Nam vẫn giữ vững vị trí là nguồn cung cấp thủy sản lớn thứ 3 cho thị trường Nhật Bản, nhưng về thị phần đã giảm đáng kể.

Theo Cơ quan Hải quan Nhật Bản, năm 2023, nhập khẩu thủy sản của nước này đạt 1,86 triệu tấn, trị giá 1.869 tỷ Yên (tương đương 12,5 tỷ USD), giảm 4,8% về lượng và giảm 5,2% về trị giá so với năm 2022.

Năm 2023, nhập khẩu hầu hết các mặt hàng thủy sản vào Nhật Bản giảm so với năm 2022, trừ nhập khẩu cua, cá hồi, cá trình tăng về lượng.

tu dieu khien Tima

Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa

Trong đó, cá ngừ là mặt hàng thủy sản nhập khẩu nhiều nhất của Nhật Bản trong năm 2023, đạt 596,3 nghìn tấn, trị giá 612,5 triệu USD (tương đương 4,1 tỷ USD), giảm 4,8% về lượng và giảm 3,6% về trị giá so với năm 2022. Giá nhập khẩu cá ngừ của Nhật Bản năm 2023 trung bình ở mức 6,9 USD/kg, tăng 1,3% so với năm 2022.

Tôm là mặt hàng Nhật Bản giảm nhập khẩu mạnh nhất trong năm 2023, giảm 9,4% về lượng, đạt 212,4 nghìn tấn. Giá nhập khẩu tôm của Nhật Bản năm 2023 trung bình ở mức 9,6 USD/kg, giảm 1,4% so với năm 2022.

Cũng theo số liệu của Cơ quan Hải quan Nhật Bản, năm 2023, nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản giảm ở hầu hết các thị trường so với năm 2022, trừ Hoa Kỳ, Indonesia và Hàn Quốc.

Mặc dù Việt Nam giữ vững vị trí là thị trường cung cấp thủy sản lớn thứ 3 cho Nhật Bản, nhưng là thị trường có mức giảm về lượng lớn thứ 2 sau Nga, giảm 13,2% so với năm 2022, đạt 132 nghìn tấn.

Thị phần thủy sản Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Nhật Bản giảm từ 7,8% năm 2022 xuống còn 7,1% trong năm 2023.

Theo Cục Xuất nhập khẩu, trong năm 2023, xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Nhật Bản gặp khó khăn khi nhu cầu tiêu dùng của thị trường giảm, đạt 56,96 nghìn tấn, trị giá 513,2 triệu USD, giảm 16,7% về lượng và giảm 22,7% về trị giá so với năm 2022. Tuy nhiên, xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Nhật Bản đã có tín hiệu phục hồi khi tăng nhẹ trong tháng 12/2023.

Tại thị trường này, tôm Việt Nam vẫn giữ được khả năng cạnh tranh. Người tiêu dùng Nhật Bản yêu cầu sản phẩm phải ngon, đẹp mắt, chế biến cầu kỳ, tỉ mỉ, trong khi trình độ, năng lực chế biến của Việt Nam hoàn toàn có thể đáp ứng được các yêu cầu đó với các sản phẩm tôm chế biến như: Tôm bao bột, tôm duỗi, tôm chiên, tôm sushi… do đó, dư địa cho xuất khẩu tôm của Việt Nam tại thị trường Nhật Bản còn rất lớn.

may quat nuoc HS

MÁY QUẠT NƯỚC HS

- Oxy hoà tan cao

- Tạo dòng mạnh, xi phong tốt

- Ưu điểm:

   + Tiêu thụ điện năng thấp

   + Tiêu chuẩn ISO-9001

   + Chất lượng vượt trội

- Ứng dụng:

   + Nuôi tôm thâm canh

   + Nuôi tôm trong nhà

   + Hệ thống ương nuôi tôm


Hướng đi mới cho mô hình nuôi tôm siêu thâm canh Hướng đi mới cho mô hình nuôi tôm… Bình Đại Bến Tre chuẩn bị vụ nuôi tôm năm 2024 Bình Đại Bến Tre chuẩn bị vụ nuôi…