Thị trường hưng thịnh cho cá tra fillet Việt Nam tại Trung Quốc
Việt Nam đang thuyết phục Trung Quốc mua cá tra fillet với doanh số bán hàng có xu hướng tăng trưởng tại các thành phố lớn như Bắc Kinh, thông qua các kênh trực tuyến như Alibaba.
Nhà máy chế biến cá tra của NTSF Seafoods tại Cần Thơ
Sự chấp nhận của người tiêu dùng Trung Quốc đòi hỏi một bước thay đổi trong thói quen mua sắm của họ. Trung Quốc, trước đây là một quốc gia có nguồn lao động rẻ hơn, có truyền thống tái chế cá nguyên con để bán cho các nước khác. Vì vậy, miễn cưỡng lắm Trung Quốc mới mua cá fillet ở các nước khác.
Đang có sự thay đổi
Ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết: “Cá tra thực sự là lựa chọn tuyệt vời cho người tiêu dùng Trung Quốc. Trước đây, Việt Nam chỉ xuất khẩu cá tra nguyên con tới một số tỉnh biên giới phía Nam nước này, nhưng hiện nay sản phẩm cá tra fillet Việt Nam đã có mặt tại những thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải và hiện đang tiến vào Đại Liên. Nhu cầu tiêu thụ của Trung Quốc sẽ còn cao hơn nữa”.
Sự phổ biến ngày càng tăng của cá tra fillet Việt Nam tại Trung Quốc đến vào thời điểm thích hợp. Các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam vào tháng trước đã phải chịu mức thuế chống bán phá giá cao hơn so với kết quả sơ bộ được Bộ Thương mại Mỹ (DOC) công bố trước đó. DOC dự kiến sẽ áp thuế đối với các công ty riêng lẻ 0 - 1,37 USD/kg. Tuy nhiên trong phán quyết ngày 27/4/2019 doanh nghiệp bị áp mức thuế thấp nhất là 1,37 USD/ kg và cao nhất lên tới 3,87 USD/kg.
Phán quyết này tạo ra một kịch bản phức tạp cho các nhà xuất khẩu cá tra Việt Nam - những người đang cố gắng dự đoán kết quả lần thứ hai Mỹ sẽ tăng thuế đối với xuất khẩu cá rô phi Trung Quốc như thế nào trong cuộc chiến thương mại giữa hai nước. Các nhà xuất khẩu cá tra Việt Nam đang được hưởng lợi từ sự rạn nứt thương mại Mỹ - Trung năm ngoái, với việc các nhà nhập khẩu lớn chuyển sang cá tra Việt Nam. Cá tra Việt Nam đã được người tiêu dùng Mỹ chấp nhận.
“Trong khi đó, các công ty thủy sản ở ĐBSCL đã chuyển sang nuôi cá tra trong thời gian gần đây do sự sụt giảm nhập khẩu trên thị trường tôm toàn cầu”, ông Hòe nói.
Còn theo ông Ngô Văn Ích, Chủ tịch NTSF Seafoods: “Các trang trại nuôi cá tra phát triển mạnh ở gần các con sông với độ sâu ít nhất 4 m”.
Thị trường Trung Quốc báo trước một cơ hội lớn nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro vì vấn đề xử lý cá ở biên giới Trung Quốc - Việt Nam”, ông Ích cho biết trong một chuyến tham quan các hoạt động của công ty trên đường ở Cần Thơ. Cơ sở chế biến rộng lớn của NTSF sản xuất cá tra fillet được chứng nhận và phê duyệt để bán tại thị trường Mỹ.
Đối mặt với khó khăn
Theo số liệu từ Hiệp hội Nuôi trồng Thủy sản Brazil, PeixeBR, Việt Nam là nhà sản xuất cá tra lớn nhất thế giới, đạt sản lượng 1,33 triệu tấn trong năm 2018, tăng hơn so với 1,25 triệu trong năm 2017. Ấn Độ đứng thứ 2 với sản lượng 540.000 tấn năm 2018, theo sau là Bangladesh với 455.000 tấn và Indonesia 110.000 tấn.
“Thị trường Mỹ khó khăn hơn trong việc chinh phục nhưng điều này cũng đã có kết quả nhờ vào sự tin tưởng và xây dựng mối quan hệ. Ngược lại, thị trường Trung Quốc không yêu cầu chứng nhận và việc kinh doanh thường qua thư điện tử chứ ít khi tiến hành trực tiếp”, ông Ích cho biết.
Một số nhà kinh doanh cá tra Việt Nam đã bị từ chối cấp thị thực nhập cảnh Mỹ để tham hội chợ tại Boston, Mỹ năm 2019 khiến cho việc tiếp cận thị trường trọng điểm này càng trở nên khó khăn hơn.
Theo Rabobank, Trung Quốc đang nhanh chóng bắt kịp EU với tư cách là nhà nhập khẩu thủy sản lớn nhất thế giới, khi nhập khẩu gần 5 triệu tấn thủy sản năm 2018. “Cá tra là một lựa chọn thực sự tốt dành cho khách hàng Trung Quốc, những người đang tìm kiếm các sản phẩm cá thịt trắng fillet”, ông Hòe cho biết.
Ông Hòe nói thêm, một trong những thách thức cuối cùng phải vượt qua là thuyết phục khách hàng Trung Quốc nhập khẩu cá tra fillet, thay vì nguyên con như trước. Theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới, GDP bình quân đầu người của Trung Quốc đã tăng từ 3.471 USD năm 2008 lên 8.827 USD năm 2017. Ngược lại, GDP bình quân đầu người của Việt Nam tăng từ 1.143 USD lên 2.342 USD so với cùng kỳ, nghĩa là chi phí lao động của Việt Nam hiện rẻ hơn nhiều so với Trung Quốc. Điều này nghĩa là việc bán cá tra fillet sản xuất ở ĐBSCL đến thị trường Trung Quốc có tính cạnh tranh cao.
Hiện, nhiều sản phẩm cá tra fillet của Việt Nam đã có mặt trên sàn thương mại điện tử Alibaba. Cụ thể, chỉ cần gõ cụm từ “Vietnam pangasius fillet” trên thanh công cụ tìm kiếm của alibaba.com sẽ hiện ra ngay 1.454 sản phẩm với nhiều nhà cung cấp từ Việt Nam như: Công ty An Long, Công ty Thương mại và Chế biến thực phẩm Ngọc Hà, Công ty TNHH Công nghiệp Viet Delta, Công ty Nam Phương, Công ty Đại Thành…
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ