Thị trường nguyên liệu - Giá lúa mì giảm song có tuần tăng 3%
Thị trường thức ăn chăn nuôi (TĂCN) thế giới trong tuần biến động trái chiều, trong đó đậu tương giảm 0,5% và ngô giảm gần 0,5% song lúa mì tăng gần 3%.
Vào lúc 9h02 ngày 22/5/2020 (giờ Việt Nam), giá lúa mì tại Mỹ rời khỏi chuỗi tăng 3 phiên liên tiếp, song có tuần tăng 3% do lo ngại nguồn cung bởi điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Giá lúa mì kỳ hạn tháng 7/2020 trên sàn Chicago giảm 0,2% xuống 5,15 USD/bushel, đóng cửa hôm 20/5/2020 tăng 0,4% lên 5,24 USD/bushel, cao nhất kể từ ngày 11/5/2020. Tính chung cả tuần, giá lúa mì tăng gần 3% - tuần tăng mạnh nhất trong gần 2 tháng.
Giá đậu tương kỳ hạn tháng 7/2020 giảm 0,5% trong tuần – tuần giảm thứ 2 liên tiếp.
Giá ngô kỳ hạn tháng 7/2020 trên sàn Chicago giảm gần 0,5% trong tuần sau khi tăng 0,2% trong tuần trước đó.
Giá lúa mì được hậu thuẫn trong bối cảnh lo ngại thời tiết khắc nghiệt tại châu Âu và Mỹ sẽ khiến sản lượng lúa mì toàn cầu giảm.
Bộ Nông nghiệp Mỹ cho biết, doanh số xuất khẩu đậu tương lớn hơn so với dự kiến (1,669 triệu tấn) trong tuần. Doanh số xuất khẩu đậu tương sang Trung Quốc trong tuần kết thúc ngày 14/5/2020 đạt 1,199 triệu tấn, song không có thỏa thuận mới kể từ sau đó.
Đồng USD tăng so với giỏ tiền tệ chủ chốt trong ngày 22/5/2020 do lo ngại căng thẳng ngoại giao mới giữa Mỹ và Trung Quốc hỗ trợ nhu cầu đồng tiền trú ẩn an toàn là đồng bạc xanh.
Giá dầu giảm trong phiên giao dịch đầy biến động trong ngày 22/5/2020, có tuần giảm thứ 2 liên tiếp do thận trọng về khủng hoảng nợ châu Âu.
Chứng khoán phố Wall giảm trong ngày 21/5/2020, 1 ngày sau khi đạt mức cao nhất 2 tháng do căng thẳng Mỹ - Trung mới, làm gia tăng mối hoài nghi về thỏa thuận thương mại đạt được hồi đầu năm nay giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ