Thị trường nông sản ngày 26/6: Chè Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ tăng cả lượng và trị giá
Do tác động của dịch Covid-19, hoạt động xuất khẩu chè của Argentina, Ấn Độ và Trung Quốc đều sụt giảm thì Việt Nam lại ghi nhận tăng trưởng cả về lượng và trị giá xuất khẩu sang Mỹ. Năm nay đầu ra vải thiều sẽ khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh. Tuy nhiên, khi vào chính vụ giá vải thiều Lục Ngạn đã tăng mạnh, lượng tiêu thụ tốt.
Việt Nam tăng trưởng cả về lượng và trị giá xuất khẩu chè sang Mỹ
Việt Nam là thị trường cung cấp chè lớn thứ 5 cho Mỹ trong 4 tháng đầu năm 2020, đạt 1,9 nghìn tấn, trị giá 2,4 triệu USD, tăng 14,4% về lượng và tăng 14% về trị giá so với cùng kì năm 2019. Tỉ trọng nhập khẩu chè từ Việt Nam chiếm 5,6% tổng lượng chè nhập khẩu, tăng 1,2 điểm phần trăm so với cùng kì năm 2019.
Trong khi đó nhập khẩu từ Argentina đạt 12.400 tấn, trị giá 16,6 triệu USD, giảm 14,3% về lượng và giảm 17,4% về trị giá so với cùng kì năm 2019. Thị trường Ấn Độ đạt 3.800 tấn, trị giá gần 14 triệu USD, giảm gần 7% về lượng và giảm 15,8% về trị giá so với cùng kì năm 2019. Trung Quốc là thị trường cung cấp mặt hàng chè lớn thứ 3 cho Mỹ tuy nhiên trong 4 tháng đầu năm 2020 chè nhập khẩu từ thị trường này giảm mạnh, đạt 3.600 tấn, trị giá 16,5 triệu USD, giảm 30,2% về lượng và giảm 31,6% về trị giá so với cùng kì năm 2019.
Giá vải thiều tăng khi vào chính vụ
Hiện đang vào chính vụ vải thiều Lục Ngạn, vải thu hoạch nhiều nhưng tiêu thụ rất ổn, các điểm đều cân hết hàng. Đến ngày 24/6 tỉnh Bắc Giang đã tiêu thụ được hơn 1/2 sản lượng vải thiều dự kiến đạt trên 90.000 tấn, mỗi ngày tiêu thụ 4.000 tấn với 700 điểm cân vải trên toàn tỉnh. Năm 2020, sản lượng vải thiều Bắc Giang ước đạt 160.000 tấn.
Vải thiều loại 1 có giá từ 30.000 - 40.000 đồng/kg, vải Thanh Hà giá từ 40.000 - 50.000 đồng/kg. Giá vải tăng từ 10.000 - 15.000 đồng/kg so với tuần trước, mức giá này rất tốt cho người dân trồng vải.
Theo nguồn Kinh tế và Tiêu dùng, hiện gần 113 thương nhân Trung Quốc đều đã hết thời hạn cách ly 14 ngày có thể ra các điểm cân mua trực tiếp. Các thương nhân sang huyện Lục Ngạn đều là các chủ hàng lớn nên lượng hàng tiêu thụ cũng đã tốt hơn.
Trước đây, từ 50-60% sản lượng vải thiều được xuất sang Trung Quốc nhưng những năm gần đây con số này đã có những thay đổi. Sản lượng vải thiều xuất sang Trung Quốc đã giảm, các thị trường mới như Nhật Bản, Australia, Đông Nam Á… ghi nhận số lượng xuất khẩu vải thiều tăng lên đặc biệt mức tiêu thụ của thị trường trong nước cũng tăng, sự phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu truyền thống đang giảm.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ