Tin nông nghiệp Thiết bị lọc, phân cỡ lươn giống không làm ảnh hưởng đến sức khỏe con giống

Thiết bị lọc, phân cỡ lươn giống không làm ảnh hưởng đến sức khỏe con giống

Tác giả Bùi Út Mười, ngày đăng 03/04/2020

Thiết bị lọc, phân cỡ lươn giống không làm ảnh hưởng đến sức khỏe con giống

Hiện nay nhu cầu nuôi lươn của bà con rất cao, do lươn là loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế tương đối lớn, kỹ thuật nuôi cũng khá đơn giản và tình hình dịch bệnh trên heo đang xảy ra hết sức phức tạp dẫn đến việc tận dụng chuồng heo sửa chữa thành bể nuôi lươn không tốn nhiều chi phí. Chính vì vậy phong trào nuôi lươn đang được chú trọng tại các địa phương.

Cách thức lọc không ảnh hưởng đến sức khỏe lươn giống.

Tuy nhiên, trong lúc nuôi việc chọn lươn nuôi đồng kích cỡ được đặt lên hàng ưu tiên. Nếu không chọn lươn đồng cỡ dẫn đến tình trạng giữa con có kích thước lớn hơn sẽ lấn át con có kích thước nhỏ hơn và thậm chí là con lớn ăn con nhỏ dẫn tới hiệu quả của mô hình không cao. Một số hộ nuôi vẫn lựa bằng phương pháp truyền thống nhưng tỷ lệ đồng cỡ vẫn chưa cao, hao hụt và tốn nhiều thời gian.

Do đó, việc tạo ra thiết bị lọc, phân cỡ lươn giống và cách lọc không ảnh hưởng đến sức khỏe con giống sẽ khắc phục tình trạng nêu trên giúp giảm nhân công lao động. Thiết bị này được sử dụng trong lọc, phân cỡ lươn giống tạo ra độ đồng đều của con giống ở các giai đoạn trong quy trình ương và giao giống cho người dân mà con giống không bị xây xát, không ảnh hưởng đến sức khỏe của lươn giống, tạo ra lươn giống đồng đều, hạn chế lươn ăn lẫn nhau (con lớn ăn con nhỏ), góp phần nâng cao tỷ lệ sống ương lươn giống, giảm chi phí sản xuất (chi phí lao động) đem lại hiệu quả kinh tế và ý nghĩa chính trị, xã hội nhất định.

Cách thực hiện lọc phân cỡ lươn giống: Trước khi lọc, phân cỡ lươn giống cần ngưng cho lươn ăn từ 1 – 2 ngày, ít nhất là 1 ngày, để lươn tiêu hóa hết thức ăn tạo hình dạng cơ thể lươn thon đều giữa phần đầu và phần bụng giúp giảm xây xát, không hao hụt, trong quá trình lọc cần tạo thêm dòng chảy vừa phải để lươn hoạt động và chui qua thiết bị lọc.

Giải pháp được thực hiện tại hộ ông Nguyễn Văn Chiến xã Tân Phú, thị xã Long Mỹ. Theo Ông Chiến cho biết: Thiết bị lọc, phân cỡ lươn giống dễ sử dụng, tạo ra độ đồng đều của con giống ở các giai đoạn trong quy trình ương và nuôi mà con lươn không bị xây sát, không ảnh hưởng đến sức khỏe của lươn, tạo ra lươn giống đồng đều hạn chế lươn ăn lẫn nhau, góp phần nâng cao tỷ lệ sống ương, nuôi.

Thiết bị lọc phân cỡ lươn giống ứng dụng thay thế cho việc lọc, phân cỡ lươn bằng thủ công, lựa bằng tay, hạn chế nhân công lao động, hạn chế lươn bị hao hụt do lựa bằng tay lươn bị sây sát, mất nhớt (chết) và không chính xác (do lựa lươn bằng cảm quan, lươn không đồng đều). Thiết bị lọc phân cở lươn giống cho ra kết quả rất tốt, tỷ lệ độ đồng đều của lươn giống đạt trên 95%, lươn khỏe mạnh, không bị hao hụt do xây sát, tiết kiệm nhân công lao động rất nhiều góp phần làm giảm giá thành sản xuất lươn giống. Thiết bị này đang được khuyến cáo cho người dân sản xuất lươn giống trong tỉnh áp dụng và kết quả thực hiện rất tốt, người sản xuất lươn giống không còn phải sợ việc lọc, phân cỡ lươn giống như trước nữa.

Giải pháp kỹ thuật “Tạo thiết bị lọc, phân cỡ lươn giống và cách lọc không ảnh hưởng đến sức khỏe con giống” rất khả thi, đơn giản, lễ làm, dễ thực hiện và đã áp dụng tại hộ dân. Có thể được xem đây là giải pháp tốt nhất cho từng hộ nuôi và sản xuất giống lươn trong thời gian tới.


Quy trình kỹ thuật phòng, chống sâu keo mùa thu Quy trình kỹ thuật phòng, chống sâu keo… Một số biện pháp dự trữ thức ăn cho gia súc trong vụ đông Một số biện pháp dự trữ thức ăn…