Mô hình kinh tế Thời Vụ Nhìn Từ Thành Công Lúa Chạy Lũ Đức Thọ

Thời Vụ Nhìn Từ Thành Công Lúa Chạy Lũ Đức Thọ

Ngày đăng 04/09/2014

Thời Vụ Nhìn Từ Thành Công Lúa Chạy Lũ Đức Thọ

Đến thời điểm đầu tháng 9, trước khi những cơn mưa đầu mùa bắt đầu ghé về mảnh đất “chảo lửa, túi mưa”, hơn 1.300 ha lúa hè thu chạy lụt ở Đức Thọ đã được thu hoạch gọn.

Đây là kết quả của việc thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của huyện và tỉnh, trước tiên là việc tổ chức rút ngắn tối đa thời gian sản xuất vụ xuân để triển khai vụ hè thu chạy lũ với những giải pháp kỹ thuật phù hợp nhất.

Điều đáng nói là, cùng với đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng và điều kiện canh tác như nhau, trong khi người dân các xã vùng thấp lụt huyện Đức Thọ “lúa đã đầy bồ” thì hầu hết diện tích lúa hè thu của các địa phương trên toàn tỉnh chưa đến kỳ thu hoạch, thậm chí, đến thời điểm này, nhiều diện tích mới trổ bông!

Mùa vui huyện lúa

Theo đó, việc thu hoạch sẽ không đảm bảo tiến độ của tỉnh (hạn chót là 20/9). Như vậy, chưa thể dám chắc được điều gì có thể xảy ra khi thời tiết diễn biến phức tạp. Vấn đề đặt ra ở đây là, tại sao nơi đáng lo nhất lại chính là nơi đảm bảo an toàn nhất? Phải chăng, chỉ khi gặp khó khăn hoặc nhìn thấy rõ được khó khăn phía trước thì con người mới có đủ động lực để vượt khó!?

Trong khi tỉnh ráo riết chỉ đạo, đốc thúc, đồng thời vận dụng triệt để các giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai trước mỗi vụ sản xuất, thì hình như đâu đó vẫn chưa có được tiếng nói chung; chưa tạo được sự cộng hưởng mạnh mẽ từ các địa phương và của cả hệ thống chính trị...

Thường, trong muôn vàn lý do để biện hộ cho sự chậm trễ việc xuống giống lúa hè thu hàng năm, lý do “chính đáng” nhất mà nhiều người (nhiều địa phương) đưa ra, vẫn là do thiếu nước tưới. Điều này đúng nhưng chưa đủ.

Bởi, không phải tất cả gần 45.000 ha lúa hè thu hàng năm trên toàn tỉnh đều thiếu nước. Vậy đâu là nguyên nhân của sự chậm trễ này?

Theo các chuyên gia nông nghiệp, đây chính là “sản phẩm” của phương thức sản xuất lúa nước truyền thống manh mún, tùy tiện đã ăn sâu vào tiềm thức và trở thành cố hữu của người nông dân, nếu nằm trong bối cảnh thiếu sự chỉ đạo, đôn đốc quyết liệt của cấp ủy, chính quyền và ngành chuyên môn thì “sức ỳ” sẽ còn nặng nề hơn.

Trở lại với kết quả về đích của vùng chạy lụt Đức Thọ, có thể thấy những giải pháp đưa đến thành công chính là những điều mà ngành nông nghiệp thường xuyên khuyến cáo, hướng dẫn từ rất nhiều vụ sản xuất hè thu đã qua: huy động được cả hệ thống chính trị vào cuộc với quyết tâm cao, tạo động lực cho người dân tự giác chạy đua với thời tiết trên chính đồng ruộng của mình; thực hiện đồng loạt các giải pháp kỹ thuật như bắc mạ góc ruộng, phát huy tối đa việc cơ giới hóa sản xuất; sử dụng bộ giống dưới 100 ngày, đồng thời tối ưu hóa các biện pháp chăm sóc...

Vấn đề ở đây chính là yếu tố con người: người nông dân với vai trò chủ thể đồng ruộng, cán bộ chính quyền địa phương với trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo sản xuất và cán bộ ngành chuyên môn với nhiệm vụ hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương.

Nếu địa phương nào, con người cũng đều chủ động, quyết tâm thực hiện đúng quy trình kỹ thuật thì tất cả diện tích lúa hè thu trên địa bàn tỉnh đều có thể là một “trà chạy lũ” thu hoạch đúng thời vụ và né tránh được sự tàn phá của thiên tai.

Một vụ hè thu về đích muộn so với lịch thời vụ và đứng trước nguy cơ thu hoạch trong điều kiện thời tiết bất lợi đã có thể nhìn thấy rõ.

Điều này thêm một lần đặt ra yêu cầu bức thiết về quyết tâm, trách nhiệm và tâm huyết trước cuộc sống nhân dân của ngành nông nghiệp và cấp ủy, chính quyền các địa phương để vụ sản xuất hè thu có thể vững vàng đứng ở vị trí một trong những vụ chính trong năm.


Điểm Tựa Thoát Nghèo Điểm Tựa Thoát Nghèo Nơi Mang Đến Cho Nông Dân Những Cây Trồng Ưu Việt Nhất Nơi Mang Đến Cho Nông Dân Những Cây…