Thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm nhờ nuôi thủy sản dưới tán rừng
Trong khi nhiều hộ dân ở một số tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long bị trắng tay vì tôm công nghiệp, thì hàng ngàn hộ dân tại Trà Vinh có thu nhập khá từ mô hình nuôi thủy sản dưới tán rừng. Cách sản xuất này không chỉ ít rủi ro, cho thu nhập ổn định mà còn giúp địa phương nhanh chóng khôi phục lại diện tích rừng ngập mặn ven biển.
Hơn mười năm nay, trong khi nhiều người nuôi tôm thâm canh ở xã Hiệp Thạnh, huyện Duyên Hải bị trắng tay, nợ nần vì tôm chết do thời tiết không thuận lợi và môi trường xuống cấp, thì hộ ông Phan Văn Huấn với có 4,5 ha mặt nước được che phủ 50% bởi cây đước, năm nào gia đình ông cũng thu lãi từ 120 đến 150 triệu đồng từ mô hình tôm - cua kết hợp. Mức thu nhập này tuy không cao nhưng ít vốn đầu tư, nhẹ công chăm sóc và rất bền vững.
Mới đây, ông Phan Văn Huấn đã tiếp tục đầu tư vốn trồng rừng trên diện tích 3 ha còn lại để đạt độ che phủ tốt thiểu 40% và mở rộng diện tích đầu tư nuôi thủy sản. Theo ông Huấn, thả nuôi ít rủi ro hơn. Thả cua, cá chẽm kèm theo lãi không cao nhưng bền vững hơn.
Còn ông Phan Văn Cảnh ở xã Long Vĩnh, huyện Duyên Hải cho biết, ông từng bị thua lỗ 3 năm liền, lâm cảnh nợ nần vì tôm công nghiệp. Trước đây khi mới về định cư, ông cũng như nhiều hộ khác trong xóm ai nấy đều chặt cây, đào ao để nuôi tôm. Lúc đầu nuôi cũng trúng nhưng dần về sau mỗi năm mỗi thất. Từ kết quả cay đắng này, ông quyết định trồng lại rừng và nuôi tôm – cua kết hợp theo hình thức quảng canh cải tiến, thì không đạt kết quả. Tới khi trồng gây rừng lại, từ đó mỗi năm thu nhập trên trăm triệu đồng”.
Theo đánh giá của ngành chức năng, mô hình nuôi tôm-cua dưới tán rừng theo hình thức quảng canh cải tiến có nhiều ưu điểm hơn nuôi thâm canh và bán thâm canh. Nếu bố trí 60% đất nuôi thủy sản, 40% đất rừng thì cho lợi nhuận có thể đạt 100 triệu đồng/ha. Đây là mô hình rất triển vọng trong bối cảnh nuôi tôm công nghiệp gặp khó do dịch bệnh. Ngoài ra nó còn góp phần vệ môi trường, bảo vệ rừng tốt hơn.
Ông Trần Trường Giang, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Duyên Hải cho rằng, “mô hình này đầu tư thấp, tính rủi ro cũng thấp, phù hợp với bà con sống vùng ven biển. Thống kê có 80% số hộ nuôi theo hình thức quảng canh cải tiến này là có lãi”.
Từ hiệu quả mà mô hình mang lại, từ năm 2010 đến năm 2014 người dân khu vực ven biển tỉnh Trà Vinh tự đầu tư vốn trồng mới rừng gần 3.200 ha rừng để nuôi thủy sản. Theo đó, rừng ngập mặn của tỉnh đã tăng lên trên 7.520 ha, trong đó có gần 1.600 ha rừng tự nhiên và hơn 5.900 ha rừng được khôi phục. Và hiện địa phương đang thực hiện dự án chăm sóc và trồng mới 10.000 ha rừng ngập mặn ven biển theo Chương trình bảo vệ và phát triển rừng bền vững của Chính phủ. Dự án được thực hiện tại 12 xã, thị trấn thuộc 3 huyện ven biển là Châu Thành, Cầu Ngang, Duyên Hải.
Bên cạnh việc triển khai dự án trồng mới, tỉnh Trà Vinh còn tiến hành quy hoạch, phân vùng và khuyến khích người dân tham gia để phát triển đa dạng hệ sinh thái rừng ngập mặn kết hợp với nghề nuôi trồng thủy sản.
Ông Trần Văn Trí, Trưởng phòng Quản lý – Bảo vệ rừng, Chi cục kiểm lâm tỉnh Trà Vinh cho biết: “Mô hình rừng - tôm kết hợp cho hiệu quả cao và bền vững, so với nuôi tôm công nghiệp. Từ hiệu quả mang lại, hiện nay người dân rất chú tâm đầu tư trồng lại diện tích rừng bị mất. Vừa đảm bảo cho môi trường vừa mang lại hiệu quả kinh tế”.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ