Thức ăn cải thiện đề kháng của ấu trùng tôm thẻ chân trắng trước EHP
Ngoài siết chặt an toàn sinh học và theo dõi dịch bệnh, người nuôi tôm hiện nay có thể sử dụng thức ăn phòng trị bệnh mới để ngăn chặn các đợt bùng phát EHP trên tôm thẻ chân trắng.
Ngành tôm nuôi luôn phải đối mặt nhiều đợt bùng phát dịch bệnh, trong đó có dịch bệnh do ký sinh trùng gây ra, ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi nhuận của người nuôi. Để phòng trị bệnh, nông dân thường xuyên sử dụng hóa chất, gây nhiều rủi ro cho sức khỏe cộng đồng và môi trường. Đó là lý do các chuyên gia dinh dưỡng tại MiXScience nỗ lực nghiên cứu và phát triển giải pháp dinh dưỡng đặc hiệu để chống ký sinh trùng trong nuôi thủy sản, đặc biệt là nội ký sinh trùng.
Vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) là một loại ký sinh trùng microporidian xuất hiện lần đầu trên tôm sú tại Thái Lan vào năm 2009. Dù EHP không gây tỷ lệ chết cao, nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng tới tăng trưởng và tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR) trên tôm, từ đó dẫn đến tổn thất kinh tế lớn cho người nuôi.
Xây dựng thử nghiệm
Thử nghiệm kéo dài 64 ngày tại một phòng thí nghiệm ở Việt Nam để đánh giá tiềm năng của giải pháp thức ăn mới A-Coverost do hãng MiXscience (tập đoàn Avril Group, Pháp) cung cấp. A-Coverost là thức ăn phòng bệnh và được thử nghiệm để đánh giá phản ứng của ấu trùng tôm thẻ chân trắng (PL30 trọng lượng trung bình 0,5 g) được thử thách với EHP.
Trước khi thử nghiệm, kiểm tra các mầm bệnh quan trọng trên tôm (WSSV, EHP, IMNV, TSV và AHPND) để xác nhận tình trạng sạch bệnh. Song song đó, sử dụng tôm nhiễm EHP để nuôi chung với nhóm sạch bệnh (SPF).
Thử nghiệm thử thách dịch bệnh gồm 4 giai đoạn: giai đoạn thích nghi 1 ngày, giai đoạn sử dụng biện pháp đặc trị 14 ngày (tiền thử thách); 7 ngày nuôi chung với tôm nhiễm EHP và cuối cùng là giai đoạn hậu thử thách 42 ngày để đánh giá hiệu quả tăng trưởng của nhóm tôm được thử thách.
Thử nghiệm gồm 15 bể (350 l), mật độ tôm suốt thử thách là 40 tôm post/bể tương đương 160 PL/m3. Các bể được đổ 250 l nước lợ và sục khí liên tục. Nhiệt độ, độ mặn và nồng độ ôxy hòa tan (DO) được duy trì như sau: 27 – 29°C; 20 ppt và 6 – 7 ppm. Thử nghiệm được thực hiện hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 nhóm đặc trị. Mỗi nhóm lặp lại 5 lần.
Sản phẩm thử nghiệm được trộn lẫn và kết hợp với thức ăn viên cơ bản. Tất cả thành phần thức ăn được trộn lẫn với sản phẩm thử nghiệm trước quá trình ép viên thức ăn. Duy trì thức ăn thử nghiệm suốt giai đoạn thử thách. Tôm được ăn khẩu phần tương ứng đến khi no, 4 cữ/ngày suốt thử nghiệm. Tốc độ cho ăn dao động 5 – 10% của trọng lượng cơ thể ước tính.
Tôm được thử thách bằng phương pháp nuôi chung tiêu chuẩn. Nhóm tôm được truyền EHP có tải lượng ký sinh trùng trung bình 2.5×108 CFU và nuôi trong một bể riêng biệt.
5 bể đặc trị và 5 bể đối chứng thử thách bằng phương pháp nuôi chung với 20 con tôm nhiễm bệnh và 20 con tôm SPF cho mỗi bể. Bể đối chứng không thử thách nuôi chung với 40 con tôm SPF. Tôm nhiễm bệnh và tôm SPF được ngăn cách bằng lưới để đảm bảo không trao đổi nước. Giai đoạn chung bể kéo dài 7 ngày, sau đó tôm đã truyền EHP và tôm SPF được đưa ra khỏi bể.
Kết quả tích cực của thức ăn mới
Phân tích tải lượng EHP của tôm suốt thử nghiệm bằng công nghệ qPCR vào các thời điểm: 10 ngày sau thử thách, ngày 32 của thử nghiệm, và 42 ngày sau thử thách, ngày 64 của thử nghiệm.
Hiệu quả sử dụng thức ăn (FCR) và các thông số về hiệu suất tăng trưởng (tốc độ tăng trưởng riêng SGR, tăng trọng cơ thể), tỷ lệ sống cuối và tải lượng EHP trong gan tụy của tôm được giám sát suốt thử nghiệm. Tôm chết được loại bỏ khỏi bể hàng ngày.
Các thông số chất lượng nước như DO, pH, nhiệt độ được đo hàng ngày. Tổng ammonia nitrogen, nitơ và kiềm đo 2 lần/tuần.
Hiệu lực giảm tác động EHP
Bảng 1
Các kết quả nghiên cứu đã chứng minh sản phẩm thử nghiệm (tỷ lệ 4 g/kg thức ăn) tác động tích cực tới hiệu suất tăng trưởng (Bảng 1). Tải lượng EHP giảm đáng kể trong gan tụy của tôm bị nhiễm bệnh (Hình 1).
Hình 1
Tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn
Sản phẩm thử nghiệm đã khôi phục hiệu quả sử dụng thức ăn và hiệu suất tăng trưởng đã bị biến đổi trước đó bởi sự xuất hiện của vi khuẩn. Tuy nhiên, các kết quả của nhóm tôm dùng sản phẩm dinh dưỡng mới với nhóm đối chứng không thử thách về FCR và tăng trọng lượng thân cuối không khác biệt đáng kể. Điều này cho thấy tác động của EHP đã được trung hòa. Ngược lại, các thông số hiệu suất tăng trưởng của tôm trong nhóm đối chứng thử thách lại cực kỳ kém.
Tỷ lệ sống của tôm bị nhiễm bệnh đã giảm nhẹ. Nhưng so với nhóm đối chứng thử thách, tỷ lệ sống của tôm được ăn sản phẩm dinh dưỡng mới đã được cải thiện dù không đáng kể (p>0,05). Như vậy, trên thực tế EHP vẫn ảnh hưởng đến tăng trưởng nhiều hơn sự sống của tôm.
Tải lượng ký sinh trùng
Tải lượng EHP của tôm trong nhóm đối chứng không thử thách với dịch bệnh là 0. Điều này cho thấy thiết kế thử nghiệm hợp lý và không xảy ra nhiễm chéo giữa nhóm đối chứng không thử thách và các nhóm đặc trị khác suốt thử nghiệm.
Dựa vào các kết quả qPCR, tải lượng EHP đã tăng ở tất cả các nhóm tôm được thử thách nhưng theo hai cách khác nhau giữa nhóm đối chứng được thử thách và nhóm tôm được ăn sản phẩm dinh dưỡng mới. Tôm của nhóm đối chứng thử thách ở tất cả các lần lặp lại đã nhiễm lượng ký sinh trùng EHP cao vào cuối thử nghiệm. Trong khi đó, ở nhóm tôm đặc trị lại phản ứng nhanh. Cụ thể, sản phẩm thứ ăn mới nhanh chóng tạo ra tác động tích cực tới sự tăng sinh EHP và tải lượng EHP đạt giá trị nhỏ nhất vào10 ngày sau thử thách. Giá trị thấp này vẫn duy trì 32 ngày sau thử thách trong khi tăng đáng kể (hơn 1 log) ở nhóm đối chứng thử thách.
Dù an toàn sinh học nghiêm ngặt và theo dõi dịch bệnh chặt chẽ là tiêu chí quan trọng nhất để kiểm soát EHP trong môi trường trại nuôi tôm, nhưng bằng các phương pháp đặc trị tiềm năng như A-Coverost – hỗn hợp các dẫn xuất động thực vật của MiXscience, người nuôi tôm vẫn có thể chống lại tác động có hại của EHP tới vật nuôi. Sản phẩm này có thể trở thành công cụ tiềm năng để ngăn chặn dịch bệnh cho các trại tôm bị tác động nặng nề bởi ký sinh trùng microsporidans.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ