Mô hình kinh tế Thuốc Đắng Trong Tôm Xuất Khẩu

Thuốc Đắng Trong Tôm Xuất Khẩu

Ngày đăng 09/06/2014

Thuốc Đắng Trong Tôm Xuất Khẩu

5 tháng đầu năm 2014 có 11 lô tôm Việt Nam bị cơ quan chức năng của EU và Nhật Bản phát hiện có kháng sinh Oxytetraxycline (OTC) vượt mức giới hạn cho phép.

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Cơ quan thẩm quyền EU cảnh báo nếu tình trạng dư lượng OTC trong tôm Việt Nam không được cải thiện, EU sẽ xem xét các biện pháp kiểm soát ngặt nghèo hơn với tôm nhập khẩu từ Việt Nam, thậm chí có thể tạm đình chỉ nhập khẩu.

Thật ra, việc này từ lâu đã được các doanh nghiệp cảnh báo. Còn nhớ cách đây 2 năm khi dịch bệnh tôm bùng phát, để cứu nhiều vùng tôm khỏi dịch, người nuôi tôm đã lạm dụng thuốc kháng sinh trong phòng trị bệnh. Tôm vượt qua dịch bệnh nhưng đến khi thu hoạch bị các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu từ chối thu mua.

Ông Nguyễn Văn Tư, xã Hiệp Mỹ Tây, huyện Cầu Ngang (Trà Vinh) cho biết: Tôm bệnh phải trị, mà trị thì phải dùng thuốc, mấy ai nghĩ đến dư lượng kháng sinh trong tôm? Có thâm niên 14 năm nuôi tôm, nông dân Nguyễn Văn Khanh (Trà Vinh) phân tích: Nông dân chỉ biết nuôi là chính, tôm có bệnh phải mua thuốc phòng trị, việc kiểm soát các chất trong thức ăn, thuốc thú y thủy sản thuộc về trách nhiệm của các nhà máy, cơ quan quản lý nhà nước.

Chúng tôi nuôi tôm nhiều năm rồi nhưng chưa bao giờ thấy các cơ quan chức năng cảnh báo về dư lượng kháng sinh vượt quá mức cho phép. Ngay cả các cán bộ kỹ thuật khi tập huấn kỹ thuật cũng chỉ hướng dẫn người dân phòng bệnh cho tôm, chứ ít khi định hướng người dân sử dụng loại thức ăn nào, thuốc gì để đảm bảo chất lượng tôm nuôi.

Bà Nguyễn Thị Nhuần, doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu Quận Nhuần, TP Trà Vinh cho rằng: Việc nhà máy chế biến xuất khẩu từ chối thu mua tôm thương phẩm có dư lượng kháng sinh là lẽ đương nhiên. Bởi mua để xuất khẩu mà không xuất được thì mua làm gì.

Nông dân phải thay đổi phương thức sản xuất cho phù hợp với tình hình hiện nay để không bị thua thiệt. Rõ ràng, sản xuất ngày nay là để phục vụ thị trường và muốn bán được sản phẩm, nông dân phải quan tâm đến thị trường chớ đừng chủ quan bán cái mình có.

Theo quy định, mức giới hạn cho phép đối với kháng sinh Oxytetraxycline lần lượt là 0,2 và 0,1ppm. Tuy nhiên, thời gian gần đây các nhà nhập khẩu đã phát hiện nhiều lô hàng tôm của nước ta có dư lượng thấp nhất là 0,3ppm và cao nhất đến 2,1ppm.

Để kiểm soát hiệu quả dư lượng OTC trong tôm nuôi và tránh khả năng EU và Nhật Bản áp dụng các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt hơn đối với tôm nhập khẩu từ Việt Nam, VASEP đề nghị Tổng cục Thủy sản có ý kiến chỉ đạo và hướng dẫn các cơ quan quản lý địa phương tăng cường kiểm tra việc sử dụng Oxytetraxycline trong nuôi tôm theo quy định.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám cho biết: Bộ NN-PTNT sẽ đẩy mạnh công tác hướng dẫn cho bà con nông dân quy trình sử dụng các chất kháng sinh đúng cách, không làm ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm khi thu hoạch. Bộ đang chỉ đạo nghiên cứu các chất kháng sinh thay thế, vừa phòng bệnh cho thủy sản, vừa đảm bảo độ an toàn thực phẩm theo đúng quy định của các thị trường nhập khẩu.


Lươn Giống Mười Ngọt Lươn Giống Mười Ngọt Biển Tây “Sốt” Con Banh Lông Biển Tây “Sốt” Con Banh Lông