Tích Cực Phòng, Trừ Bệnh Phồng Lá Chè
Toàn tỉnh Thái Nguyên có 19 nghìn ha chè, trong đó có gần 17 nghìn ha chè kinh doanh; 70 vườn ươm giống chè, hiện các hom giống đang ở giai đoạn nẩy mầm, mọc rễ. Tuy nhiên, gần 1 tháng qua, thời tiết âm u, mưa phùn, độ ẩm cao trên 90% nên lác đác một số nơi đã xuất hiện bệnh phồng lá chè.
Chi cục Bảo vệ Thực vật (BVTV) nhận định, nếu thời tiết tiếp tục diễn biến như hiện nay, bệnh phồng lá chè sẽ phát sinh gây hại trên diện rộng. Theo kế hoạch, năm nay tỉnh sẽ trồng mới, trồng lại 1.000ha chè, nếu không phòng trừ bệnh phồng lá chè kịp thời, chất lượng cây giống có thể bị ảnh hưởng. Cùng với đó, năng suất chè vụ xuân cũng sẽ bị giảm đáng kể.
Bởi vậy, để phòng, trừ dịch bệnh hại, Chi cục BVTV khuyến cáo cán bộ khuyến nông tăng cường kiểm tra, phân loại các nương chè, phát hiện sớm; hướng dẫn người trồng chè các biện pháp như vệ sinh nương chè, làm sạch cỏ dại, tỉa bớt cành cây che bóng, tạo độ thông thoáng trong nương chè; tránh bón quá nhiều đạm, bón phân đạm đơn độc, bón phân cân đối N.P.K; tăng cường bón thêm phân kali để tăng sức chống chịu bệnh cho cây chè.
Đối với nương chè, hoặc những vườn ươm giống chè xuất hiện bệnh phồng lá phải ngừng bón phân hóa học, xử lý bằng một trong các loại thuốc hóa học như Manage 5 WP, Starsuper 20WWP, Diboxylin 4SL…, phun 2 lần, cách nhau 7 đến 10 ngày, phun khi trời khô ráo. Những nương chè bị bệnh nặng cần áp dụng biện pháp đốn đau hoặc đốn phớt. Sau đốn phải thu dọn sạch cành, lá chè đem đốt hoặc chôn sâu để tiêu diệt nguồn bệnh…
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ