Tôm thẻ chân trắng Tiếp sức tôm vượt qua stress

Tiếp sức tôm vượt qua stress

Ngày đăng 15/07/2015

Tiếp sức tôm vượt qua stress

Khi tôm stress, trao đổi chất bị rối loạn, dẫn đến

• Mất khoáng

• Giảm hấp thụ dưỡng chất

• Bơi lội kém

• Giảm bắt mồi

• Lớn chậm

• Giảm sức đề kháng, dễ nhiễm bệnh

Cách phát hiện tôm đang bị stress?

• Giảm ăn

• Màu bất thường như hồng nhạt, tím nhạt hoặc sậm màu hơn

• Dễ cong thân, đục cơ khi nhấc nhá lúc trời nắng nóng

Làm thế nào giúp tôm vượt qua stress?

• Chủ động giảm thiểu tác hại của các nguyên nhân gây ra stress bao gồm “Nuôi tôm trong điều kiện thời tiết bất thường” và “Cho tôm ăn Quản lý chặt chẽ thức ăn”

- Ao đang có tôm cần chọn thuốc sát trùng có độ an toàn (LC50) cao. Bỏ suất ăn kế tiếp sau khi sát trùng nước.

- Nắng nóng kéo dài cần kiềm chế lượng thức ăn để tránh phân sống gây ô nhiễm nước và tôm dễ bị phân trắng.

- Cung cấp đủ quạt nước đảm bảo ôxy ở vùng rìa chất thải tối thiểu đạt 4 ppm.

• Thường xuyên sử dụng vitamin C (dạng bọc), đặc biệt vào mùa lạnh hoặc nắng nóng, giúp tôm tăng sức đề kháng.

• Sử dụng Coforta® A 3-5 g/kg thức ăn, giúp tôm phục hồi biến dưỡng, tăng cường quá trình trao đổi chất, chống sốc do môi trường, kích thích tôm bắt mồi và thúc tăng trọng nhanh.

• Định kỳ sát trùng nước ao nuôi bằng Virkon® A 1kg/ 1.000 m3.

• Cấy vi sinh PondPlus® 1kg/ 10.000 m2 định kỳ 7-10 ngày/lần để phân hủy chất thải hữu cơ.

• Phòng khí độc H2S tích tụ ở bùn đen đáy ao bằng việc cấy vi sinh PondDtox® 1kg/ 10.000 m2 dùng ở ngày nuôi 35, 60 và sau đó định kỳ 7-10 ngày/lần.

Stress xảy ra phổ biến ở tất cả các ao tôm, đặc biệt nuôi thâm canh (tôm thẻ trên 70 con/m2, tôm sú trên 15 con/m2). Stress gây hại thầm lặng nhưng nguy hiểm vì nó là giai đoạn chuyển tiếp từ tôm khỏe sang tôm bệnh.

Trong 3 yếu tố chính gây stress, nhiệt độ nước là yếu tố khó khống chế nhất vì ao tôm nằm ngoài trời, hàng ngày chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự thay đổi thời tiết. Theo nhận định của các chuyên gia khí tượng thủy văn, nhiệt độ trung bình sẽ tăng 0,7oC năm 2020 và 2oC năm 2050. Nhiệt độ tăng cao và thay đổi bất thường là yếu tố chính mà người nuôi cần quan tâm nhất vì tôm là loài biến nhiệt (nhiệt độ cơ thể tôm thay đổi theo nhiệt độ nước). Trong vài năm gần đây, thời tiết diễn biến bất thường là nguyên nhân chính gây dịch bệnh nghiêm trọng như bệnh chết sớm (EMS).  

Người nuôi cần quan tâm tìm hiểu và nắm rõ các nguyên nhân cũng như chủ động phòng tránh giảm thiểu stress sẽ giúp tôm khỏe, giảm thiểu dịch bệnh và tăng năng suất.

CHỦ ĐỘNG NGỪA VÀ GIẢM STRESS LÀ GIẢI PHÁP PHÒNG BỆNH HIỆU QUẢ NHẤT. 

Tags: tom vi stress, ky thuat nuoi tom, nuoi tom, nuoi trong thuy san


Có thể bạn quan tâm

Các trường hợp gây trắng hay đục cơ ở tôm chân trắng Các trường hợp gây trắng hay đục cơ… Chăm sóc ao nuôi cá trong mùa đông Chăm sóc ao nuôi cá trong mùa đông