Tin nông nghiệp Tiết kiệm phân bón, giảm chi phí đầu tư nhờ bộ rễ khỏe mạnh

Tiết kiệm phân bón, giảm chi phí đầu tư nhờ bộ rễ khỏe mạnh

Tác giả Hoàng Vũ – Thanh Tuyền, ngày đăng 11/10/2021

Tiết kiệm phân bón, giảm chi phí đầu tư nhờ bộ rễ khỏe mạnh

Nông dân trồng lúa luôn mong muốn, lúa có bộ rễ khỏe mạnh từ đó tối ưu khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp bà con tiết kiệm 20% lượng phân bón trong cả vụ.

Nếu cây lúa có được sức khỏe tốt, sức chống chịu mạnh sẽ hấp thu tốt nguồn dưỡng chất cũng như mạnh mẽ vượt qua hoặc giảm thiểu thiệt hại do các yếu tố bất lợi tạo nên. Ảnh: Hoàng Vũ.

Với thực trạng thời tiết diễn biến thất thường kèm theo dịch hại ngày càng phức tạp và nguồn dinh dưỡng trong đất cũng không còn dồi dào đã khiến chi phí đầu tư tăng cao, tạo nên nhiều nỗi trăn trở cho bà con trong canh tác lúa. Nếu cây lúa có được sức khỏe tốt, sức chống chịu mạnh thì sẽ hấp thu tốt nguồn dưỡng chất cũng như mạnh mẽ vượt qua hoặc giảm thiểu thiệt hại do các yếu tố bất lợi tạo nên.

Theo các nhà khoa học, để hướng đến năng suất cuối vụ thì ngay từ đầu vụ bà con cần phải hạn chế dịch hại tấn công và tạo nên cơ địa khỏe cho cây lúa. Cụ thể là chọn giống tốt sạch bệnh, gieo sạ né rầy theo lịch xuống giống của địa phương với mật độ phù hợp, quản lý ốc bươu vàng, bù lạch, cỏ dại theo nguyên tắc 4 đúng. Song song đó phải tạo nên môi trường sống lý tưởng phù hợp và đảm bảo đầy đủ dưỡng chất theo nhu cầu của cây. Phải xử lý tốt rơm rạ của vụ mùa cũ để hạn chế ngộ độc hữu cơ ở vụ mùa mới, làm đất kỹ và bằng phẳng giúp quản lý tốt nguồn nước, cho cây sinh trưởng phát triển đồng đều, thuận lợi.

Sau khi bước qua giai đoạn đầu vụ thì tiếp đó cho đến cuối vụ, bà con cần theo dõi đồng ruộng thường xuyên để quản lý dinh dưỡng và dịch hại kịp thời. Do nguồn dinh dưỡng tự nhiên không đủ cho nhu cầu của cây nên việc sử dụng phân bón là không thể thiếu, cần bón phân cân đối theo bảng so màu lá lúa để tránh dư thừa gây ra lãng phí không đáng cũng như hạn chế cho dịch hại có cơ hội tấn công, nhất là khi lúa thừa đạm.

Bên cạnh đó, để cây lúa khỏe thì ngoài nguồn dinh dưỡng được cung cấp, bộ rễ của cây lúa cũng phải khỏe để sớm hấp thu. Bà con có thể sử dụng sản phẩm Plastimula 1SL để thúc đẩy sự phát triển toàn diện của cây lúa vào ba thời kỳ quan trọng là đẻ nhánh, làm đòng, trổ lẹt xẹt hoặc bất cứ lúc nào (kể cả khi cây lúa đang bị bệnh) vì Plastimula 1SL có thành phần 100% từ thiên nhiên và hoàn toàn không chứa đạm.

Trong giai đoạn đẻ nhánh Plastimula 1SL tác động với cơ chế kích thích các mô phân sinh ngọn và chóp rễ phát triển mạnh mẽ, giúp lúa có bộ rễ khỏe mạnh và ra nhiều rễ trắng và dài hơn, phát triển nhiều lông hút để cây hấp thu tối đa lượng phân bón cho việc nuôi chồi, giúp làm tăng số chồi hữu hiệu. Ngoài ra, một bộ rễ khỏe mạnh còn giúp cây lúa bám đất tốt để hạn chế đổ ngã về sau, giảm thất thoát năng suất và chất lượng.

Để cây lúa khỏe thì ngoài nguồn dinh dưỡng được cung cấp, bộ rễ của cây lúa cũng phải khỏe để sớm hấp thu hiệu quả phân bón, làm tiết giảm khoảng 20% chi phí đầu tư. 

Khi bắt đầu bước vào thời kỳ đòng thì rễ lúa có xu hướng phát triển kém lại mà vai trò chính của bộ rễ là để hấp thu dưỡng chất cho lúa phát triển, lúc này Plastimula 1SL sẽ tăng cường hệ rễ của cây lúa và nuôi dưỡng bộ rễ khỏe mạnh. Tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng và giúp cho quá trình trao đổi chất bên trong cây diễn ra tốt hơn. Thúc đẩy quá trình phân hóa đòng để đòng có nhiều nhánh gié/bông và nhiều số hạt/nhánh gié. Khi lúa đang phân hóa vươn lóng để trổ thì cũng nhờ vào công dụng chính mà Plastimula 1SL đảm bảo cho cây lúa có đủ dinh dưỡng để trổ thoát nhanh và rộ.

Trải qua quá trình nghiên cứu, các quy trình khảo nghiệm bài bản và thực tiễn đồng ruộng, Plastimula 1SL đã chứng minh được hiệu quả rất cao trong việc tăng cường cho lúa có bộ rễ khỏe mạnh từ đó tối ưu khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp bà con tiết kiệm 20% lượng phân bón trong cả vụ, gia giảm đáng kể chi phí đầu tư.


Bổ sung luân trùng và vi tảo trong ươm nuôi tôm bằng công nghệ Biofloc Bổ sung luân trùng và vi tảo trong… Mô hình canh tác mới dùng ít nước hơn 250 lần bình thường Mô hình canh tác mới dùng ít nước…