Tin nông nghiệp Tiêu chuẩn và các biện pháp kỹ thuật mới trong canh tác dứa

Tiêu chuẩn và các biện pháp kỹ thuật mới trong canh tác dứa

Tác giả Hội Làm vườn Việt Nam, ngày đăng 21/02/2019

Tiêu chuẩn và các biện pháp kỹ thuật mới trong canh tác dứa

Canh tác dứa hiện nay của nông dân quá dầy về mật độ - khoảng cách trồng, cũng như việc xử lý cây giống - đất chưa được chú trọng, do đó đã tạo điều kiện cho rệp sáp gây hại nghiêm trọng và tỷ lệ dứa bị nhiễm bệnh đỏ đầu lá (wilt) gia tăng, thiệt hại càng lớn, ảnh hưởng nhiều đến năng suất.

Dưới đây, chúng tôi giới thiệu tiêu chuẩn và các biện pháp kỹ thuật mới trong canh tác dứa.

1. Tiêu chuẩn chọn vườn lấy giống

Là khâu rất quan trọng quyết định năng suất và phẩm chất của dứa.

- Chọn vườn đúng giống, chất lượng ngon, cây giống đồng đều, khỏe mạnh, không nhiễm bệnh hoặc triệu chứng bị bệnh đỏ đầu lá (mập, xanh đậm, phiến lá dầy, rộng), trọng lượng 180 – 200 gam/chồi.

- Chồi (chồi nách, chồi cuống, chồi ngọn) có độ đồng đều cao, khỏe mạnh, không nhiễm bệnh hoặc triệu chứng bị bệnh đỏ đầu lá. Nếu là chồi cuống đem giâm thì không để quá già, trọng lượng từ 180-200 gam/chồi.

- Quản lý bệnh héo đỏ đầu lá/héo rũ/bệnh wilt theo các nguyên tắc như sau:

+ Nếu ít hơn 3% cây có triệu chứng bệnh thì nhổ bỏ cây bệnh và tiêu hủy.

+ Nếu hơn 3% cây có triệu chứng bệnh thì tiến hành phun thuốc phòng trừ rệp sáp.

+ Nếu hơn 10% cây có triệu chứng bệnh thì không sử dụng khu ruộng đó làm nguồn giống cho vụ kế tiếp.

2. Xử lý giống

Là biện pháp tiêu diệt mầm rệp sáp rất hữu hiệu, hạn chế sự phát sinh và phát triển, hạn chế/giảm nhiều chi phí quản lý rệp sáp trong canh tác.

- Chuẩn bị dung dịch Basudin 10H (10%) với dầu khoáng (5%) hoặc dung dịch nước rửa chén Mỹ Hảo (10%), ngâm cây giống trong dung dịch trên trong vòng 10-15 phút và sau đó để chổng ngược ít nhất 15 phút. Sau đó đem đi trồng.

3. Biện pháp xử lý đất canh tác dứa

- Làm đất cày xới, loại bỏ cỏ dại và tàn dư thực vật (đào hố, để cây khô và đốt; trong điều kiện phát triển trong tương lai, nên sử dụng máy nghiền tàn dư thực vật và sử dụng làm phân xanh để bón).

- Loại bỏ cỏ dại ở các mương giữa các liếp nhằm ngăn chặn sự di chuyển của kiến từ liếp này sang liếp kia.

- Xử lý đất, rải thuốc bảo vệ thực vật gốc lân như Basudin 10H (0,5-0,7kg/1.000m2) và 100kg vôi/1.000m2, tưới ướt nhẹ và dùng vải nhựa phủ lên liếp khoảng 2-3 ngày nhằm tiêu diệt nguồn rệp sáp còn tồn đọng trong vườn.

4. Chọn mật độ thích hợp để dễ quản lý chăm sóc và đạt năng suất cao

Khoảng cách trồng: 40 x 40 x 60cm (hàng cách hàng 40cm, trong cùng một hàng cây cách cây 40 cm, bố trí hàng ba và hàng ba này cách hàng ba kia là 60 cm), bảo đảm mật độ 6.000 con giống/1.000m2.

Ưu điểm:

+ Dễ chăm sóc như làm cỏ, bón phân hay xử lý ra hoa.

+ Dễ phát hiện và quản lý rệp sáp hay các đối tượng dịch hại khác.

+ Khoảng cách giữa các cây 40cm, phù hợp để cây sinh trưởng và độ đồng đều cao.

+ Lối đi phù hợp: tiết kiệm được diện tích đất.

+ Thế hệ dứa thứ 2: chồi to mập.


Xử lý ô nhiễm môi trường kết hợp với tận dụng chất thải của các trang trại chăn nuôi lợn Xử lý ô nhiễm môi trường kết hợp… Trồng dừa xiêm trên đất cát, thu nhập không đến nỗi Trồng dừa xiêm trên đất cát, thu nhập…