Tìm hiểu nguyên nhân tại sao Indonesia không bị EMS tấn công
Tác giả bài viết có trang trại riêng nuôi tôm ở Malaysia và đã đến thăm các trang trại nuôi tôm ở Thái Lan. Kể từ đầu năm 2011, Poh đã bỏ nhiều thời gian đến thăm các nông dân nuôi tôm của Indonesia với vai trò là nhà dinh dưỡng học và ông chịu trách nhiệm cho các dịch vụ kỹ thuật trong PT Gold Coin Indonesia.
EMS (hội chứng tử vong sớm) hoặc AHPND (bệnh hoại tử gan tụy cấp tính) đầu tiên xuất hiện ở phía Đông Nam, Trung Quốc trong năm 2009, sau đó lây lan đến Việt Nam trong năm 2010, Malaysia trong năm 2011, Thái Lan vào năm 2012 và Mexico vào tháng Tám năm 2013. Căn bệnh tàn phá này đã bị ảnh hưởng sinh kế của nhiều nông dân nuôi tôm và kết quả là sự sụt giảm nghiêm trọng về sản lượng với hơn 23% trong tổng số 4 triệu tấn tôm nuôi hàng năm trên thế giới; điều này tương đương với thiệt hại kinh tế 5 tỷ USD mỗi năm trong vòng ba năm qua.
Trong năm 2013, nhóm nghiên cứu của Tiến sĩ Lightner đã phát hiện ra rằng AHPND gây ra bởi một chủng nhất định Vibrio parahaemolyticus với gen gây độc ảnh hưởng đến gan tụy của tôm. V. parahaemolyticus là một loại vi khuẩn gây bệnh cơ hội, phát triển một cách nhanh chóng nhờ tạo ra một màng sinh học có khả năng bám vào bề mặt chitin. Vi khuẩn có thể tồn tại dưới hình thức bào xác, trở thành không hoạt động trong thời gian dài trong điều kiện khô ráo. Để chờ điều kiện lý tưởng, Vibrio cholerae có thể tồn tại ở dạng khô lên đến 60 năm!
Victoria Alday-Sanz trình bày một quan sát chi tiết về EMS trong bài thuyết trình của mình tại Hội thảo Công nghệ Biofloc và bệnh tôm tại Việt Nam vào tháng năm 2013. Quan sát bà chỉ ra rằng trong cả các ao nuôi bán thâm canh ở Mexico và các ao nuôi thâm canh châu Á, đáy ao, cho dù có lót bạt thì đất dường như là yếu tố nguy cơ chính. Điều này được xác thực bởi quan sát không thấy xuất hiện của bệnh trên tôm trong một hệ thống nuôi cách ly bằng lưới không chạm đáy ao.
Tôm thẻ chân trắng, tôm sú và P. chinensis rất dễ cảm nhiễm với AHPND. Điều này có thể ngụ ý rằng yếu tố nguy cơ là không được giao phối cận huyết. Tương tự như nhiễm virus IMNV, AHPND là nghiêm trọng hơn ở nhiệt độ cao. Giảm cho ăn cải thiện sức khỏe tôm. Nên tránh sự xáo động trong khu vực nhiều bùn. Mật số vi khuẩn 10^8 CFU/ml vi khuẩn là cần thiết trong các thử nghiệm để lây nhiễm sang tôm. Không có tử vong ở mật số 10^4 CFU/ml.
Không có báo cáo dịch EMS tại Indonesia
Mặc dù rất gần để có thể bị ảnh hưởng từ Malaysia, tại Indonesia vẫn chưa quan sát thấy sự xuất hiện của EMS. Dựa trên kinh nghiệm cá nhân và kết quả từ những cuộc thảo luận ở Malaysia và Indonesia, một số những lý do có thể cho nguyên nhân này sẽ được trình bày dưới đây:
Trước hết, sau khi kinh nghiệm rất cay đắng bị nhiễm IMNV trong năm 2006, cộng đồng nuôi tôm ở Indonesia đã rất thận trọng về nhập khẩu tôm xuyên biên giới . Trình tự gen di truyền của IMNV Indonesia là 99,6% tương tự như của IMNV Brazil, được lưu giữ trong GenBank. Nghị định 17/2006 của của Indonesia đã giúp phác họa lên một quy định kiểm dịch thủy sản Quốc gia để bảo vệ đất nước từ những mầm bệnh lạ xâm nhập xuyên biên giới. Biện pháp này đã hạn chế sự lộn xộn trong nhập khẩu tôm bố mẹ và tôm giống.
Thứ hai, các trang trại Indonesia có đáy ao rất hợp vệ sinh. Trong sự so sánh với lượng bùn tích lũy trong các ao nuôi phổ biến ở Malaysia. Hơn 90% số ao ở Indonesia có hệ thống xả trung tâm. Bùn thải từ sinh vật phù du chết, phân tôm và thức ăn thừa tích tụ ở trung tâm ao có thể được dễ dàng và thường xuyên thải vào các kênh đầu ra đơn giản, bằng cách kéo các đường ống thẳng đứng đặt ở một góc. Tần số xả có thể lên đến 5 hoặc 6 lần một ngày.
Trong khi các nước bị EMS tấn công như Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Malaysia và Mexico vẫn chưa phục hồi từ căn bệnh này, thì việc xây dựng các ao nuôi tôm mới đang mọc khắp Indonesia. Người ta ước tính rằng khoảng 15% ao mới đang được xây dựng.
Việc thực hành đảm bảo vệ sinh ao đáy như tại Indonesia đã chắc chắn đã bị đặt sang một bên từ các nước láng giềng.
Sự kết hợp của một thùng đựng nước thải nông ở trung tâm ao cùng với ống PVC có thể tốn chi phí bổ sung từ 1.500 USD đến 3.000 USD tùy thuộc vào loại hệ thống xả trung tâm. Tuy nhiên, một điều kiện tiên quyết là đầu ra phải được tách biệt với đầu vào. Có thể sẽ có tốn khoảng 4 giờ mỗi tuần để siphon sau 30 ngày thả nuôi. Việc đầu tư là không đáng kể so với lợi ích!
Tại sao các nước khác không làm được những gì Indonesia đang làm?
Nuôi tôm thâm canh có một lịch sử ngắn và là chỉ khoảng 20 năm trở lại đây. Vì thế là cần nhiều hơn một môn nghệ thuật. Rất nhiều hoạt động nuôi trồng đang được học hỏi và sao chép. Ngành nông nghiệp vẫn còn ở đầu dưới của đường cong kiến thức. Một số nông dân sáng tạo ở Indonesia bắt đầu kết hợp hệ thống xả trung tâm và kinh nghiệm tốt đã được sao chép cho nông dân lân cận. Thói quen tốt đã được lan truyền. Phương tiện truyền thông đại chúng và các bài thuyết trình tại các cuộc họp quốc gia cũng đã đóng một vai trò quan trọng trong việc phổ biến kiến thức.
Tóm lược
Bùn tích lũy ở đáy ao gây trở ngại to lớn đối với chất lượng nước ao nuôi. Bùn không chỉ tiêu thụ một phần lớn oxy, nó còn giữ nhiệt và các thành phần dinh dưỡng thừa, sự xáo động bùn sẽ cho phép vi khuẩn gây bệnh sinh sôi nảy nở. Hạt thức ăn chìm hoặc quét qua khu vực này sẽ bị ô nhiễm bởi các vi khuẩn và cuối cùng bị ăn tôm. Indonesia có cho đến nay vẫn sạch bệnh AHPND. Tình trạng hoàn toàn sạch bệnh EMS / AHPND không phải là một sự trùng hợp ngẫu nhiên. Đáy ao sạch sẽ giúp ích vấn đề này! Để kiểm tra giả thuyết này, có lẽ các cơ quan nghiên cứu có thể nghiên cứu độc lực của quần thể V. parahaemolyticus trong ao có nhiều bùn và ít bùn.
Tags: EMS tan cong, dich benh tom, hoi chung tom bi chet som, nuoi tom, nuoi trong thuy san
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ