Tìm Hiểu Về Trái Cóc
Trái cóc là một trái cây nhiệt đới rất được lứa tuổi học trò ua chuộng cùng với ổi, xoài tuợng. Với giới thích nhậu thì cóc chua cùng muối ớt sẽ giúp 'đua cay' vài ba xị đế ! Cóc hiện đang nghiên cứu trồng tại Florida (Hoa Kỳ) và hy vọng trong thời gian ngắn sắp tới trái Cóc sẽ được cung cấp dồi dào tại những nơi tập trung của cộng đồng Việt Nam.
Cây cóc được xem là có nguồn gốc tại vùng Melanesia- Polynesia và sau đó được đến trồng tại các vùng nhiệt đới của cả Cựu lẫn Tân Thế giới. Cây khá phổ biến tại Mã Lai (cây trồng trong vườn), Ấn Độ, Tích Lan. Quả cóc được bán khắp các chợ Việt Nam. Cây gia nhập Philippines từ 1915, sau đó trồng tại Queensland (Úc).
Cây được đua đến Jamaica vào 1782, và 10 năm sau Thuyền trưởng Bligh đã đưa thêm vào đây một giống cóc khác, gốc từ Hawaii. Cây cóc cũng được trồng tại Cuba, Haiti, Cộng Hòa Đominican, nhiều nước Trung Mỹ, Venezuela.Bộ Canh Nông Hoa Kỳ đã nhập cảng hạt giống cóc từ Liberia vào năm 1909 (tuy nhiên, theo Wester thì cóc đã được trồng tại Miami (Florida) từ 4 năm truớc đó). Năm 1911, một số hạt giống khác đã được gửi từ Queensland (Úc) sang Washington. Hiện nay cây cóc đang được trồng và phát triển tại Florida.
Ðặc tính thực vật
Cây cóc thuộc loại cây thân mộc, lớn, mọc nhanh, cao 8-18 m (tại Mỹ châu) thuờng trung bình 9-12 m, phân nhánh nhiều cành dễ gẫy. Lá kép, lẻ, to, dài 20-60 cm, mọc ở ngọn nhánh ; lá mang 7-12 đôi lá chét dài 6.25-10 cm, hình thuôn tròn; mép lá có răng cưa. Vào đầu mùa khô, lá cây chuyển đổi sang màu vàng tươi, rụng. Hoa mọc thành chùy to, có thể dài đến 30 cm, chùy mang ít hoa thuờng thòng xuống. Hoa nhỏ, màu trắng, có 10 nhị. Quả thuộc loại quả hạch, hình trứng hay hình bầu dục, dài 6-8 cm, rộng 4-5 cm, da ngoài vàng-cam; thịt màu vàng-xanh nhạt, giòn, vị chua; Quả mọc thành chùm từ 2-12 quả, thòng xuống. Hạch khá lớn hình bầu dục có nhiều gai dạng sợi dính chặt với thịt, có 5, 6 ô cách nhau không đều.
Ngoài ra còn có loại cóc chua hay cóc rừng (Spondias pinnata) (tên Anh là Hog plum), thuộc loại tiểu mộc, rụng lá vào mùa khô. Lá kép, lẻ dài 30-40 cm, có 2-5 đôi lá chét quan, hình bầu dục, mép lá nguyên. Hoa mọc thành chùy rộng, lớn hơn lá, có nhánh dài 10-15 cm. Hoa vàng nhạt. Quả hạch hình trứng màu vàng lớn 5 cm x 3 cm. Quả có vị chua và mùi dầu thông.
Giá trị dinh duỡng: 100 gram quả phần ăn được chứa:- Calories 157
- Chất đạm 0.5-08 g- Chất béo 0.28- 1.79 g
- Chất carbohydrate 1.2-9.5 g(Chất so=fiber) : 1.1-8.4g
- Calcium 0.42 g- Sắt 0.02 g
- Magnesium 0.2 g- Phosphorus 0.51 g
- Potassium 2 g- Kẽm 1.9 mg
- Beta-Carotene 16 mg- Niacin 105 mg
- Riboflavine 1.5 mg- vitamin C 42 mg
Về phương diện dinh dưỡng quả Cóc thường được đánh giá là kém hơn Xoài, tuy nhiên nếu để quả chín đúng độ thì vị khá ngon. Quả xanh (lúc còn cứng) có vị hơi vhua, dòn, nhiều nước và khá thơm thoảng mùi của dứa, nhưng nếu để mềm thì thành hơi nhão và khó cắt. Quả xanh có thể chế tạo thành sauce, ngâm giấm. Nấu với chút đuờng rồi ép qua rây, cóc có thể so sánh với applesauce, nhưng thơm hơn. Lá non có vị hơi chua được dùng làm salad. Tại Indonesia, lá được hấp chín làm rau ăn với cá khô.
Tại Trinidad và Tobago (Tây của Ấn Độ), các nhà sản xuất thực phẩm đã dùng nước ép từ quả cóc pha trộn trong một loại yoghurts (từ sữa bò). Loại ya-ua này được đánh giá về hương vị, khẩu vị khá cao và được xem là một nguồn cung cấp rất tốt về phosphorus và chất đạm.
Thành phần hóa học
Ngoài thành phần dinh duỡng trên, một số bộ phận khác còn chứa:Chất nhựa như keo trong màu vàng chứa những đuởng hữu co như D-galactose, D-xylose, L-arabinose, L-fucose, L-rhamnose ; và còn có mono-methyl-glucuronic acid.
Hạt chứa nhiều khoáng chất như Calcium, Magnesium, Phosphorus, Potassium, Sulfur.
Pectin trong vỏ trái cócNghiên cứu tại ÐH Cameroun, phối hợp với Trung Tâm Nghiên cứu Nantes (Pháp) phân chất vỏ của quả cóc (thường bị vất bỏ) ghi nhận vỏ cóc chứa 9-30% pectin, uronic acid (557-727 mg/g trọng lượng khô), đuờng trung tính 9125-158 mg/g). Sản lượng pectin cao nhất khi trích bằng dung dịch oxalic acid/ ammonium oxalate, đồng thời pectin lấy được có trọng khối cao, độ methyl hóa tốt nên có thể dùng trong công nghiệp thực phẩm. Pectin trích từ vỏ cóc có thể so sánh với pectin trích từ chanh xanh (Food Chemistry Số 3, Bộ 106-2008).
Một nghiên cứu khác thực hiện tại ÐH Universidade Federal do Parana, Curitiba (Ba Tây) ghi nhận lượng Carbohydrate tổng cộng trong quả Cóc lên đến 41%. Polysaccharides chiết được bằng nước nóng cho thấy có cấu trúc loại I rhamnogalacturonan với các dây nhánh arabinogalactan. Dịch chiết này có hoạt tính kích khởi sự hoạt động của thực bào nơi màng phúc toan (Fitoterapia Số 76, tháng 12/ 2005)
Nhựa (gôm của quả cóc)
Các phân chất về thành phần chất nhựa (gôm) màu nâu nhạt trong trái Cóc tại ÐH La Universidad del Zulia (Venezuela) cho thấy hợp chất polysaccharide trong gôm chứa galactose, arabinose, mannose,rhamnose, glucuronic acid và chất chuyển hóa loại 4-O-methyl.. (Carbohydrate Research Số 28-2003)
Vài phương thức sử dụngTại nhiều nơi trên thế giới, cóc còn được dùng làm thuốc chữa bệnh:
Tại Kampuchea: Vỏ của cây dùng phối hợp với vỏ chiêu liêu, mỗi thứ 4 mảnh nhỏ, cỡ ngón tay cái, sắc chung trong 2 lit nước, đến còn 0.5 lít, uống để trị tiêu chảy (chia làm 3 lần)
Tại Ấn Độ, cóc chua (Spondias pinnata) được gọi là ambra, jangli am. Vỏ cây dùng trị đau bao tử, kiết lỵ; hay nghiền nát trộn nước đắp trị đau khớp xương, và thấp khớp. Quả dùng trị yếu tiêu hóa do mật. Nước sắc từ lá dùng trị xuất huyết. Rễ dùng điều hòa kinh nguyệt.
Tài liệu sử dụng:Medicinal Plants of india (SK Jain & Robert DeFilipps)
Whole Foods Companion (Dianne Onstad)Fruit : A Connoisseur's Guide and Cookbook (Alan Davidson)
Fruits of Warm Climates (Julia Morton)
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ