Tìm kiếm cơ hội hợp tác từ Na Uy
Trong tháng 5 vừa qua, đoàn doanh nghiệp thủy sản Việt Nam, trong đó có nhiều tên tuổi lớn như Vĩnh Hoàn, Thông Thuận, Pilmico… cùng một số lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp và An Giang đã có chuyến thăm và tìm hiểu ngành thủy sản Na Uy - một trong những quốc gia đi đầu về đánh bắt cá và nuôi trồng thủy sản.
Nuôi cá hồi ở Na Uy
Đoàn gồm có 13 người, đã thăm Tromsø trước khi đi về phía Nam đến Trondheim, Sunndalsøra và Ålesund (miền Trung Na Uy). Đoàn đã đến thăm một số đơn vị, công ty của Na Uy như: Nofima (nghiên cứu và giải pháp ứng dụng), Benchmark (di truyền, sức khỏe và chuyên gia dinh dưỡng) và C-Flow (hệ thống xử lý cá). Mục đích của chuyến đi là tìm hiểu về kinh nghiệm nuôi trồng và chế biến thủy sản của Na Uy, đặc biệt là tìm hiểu cơ hội hợp tác. Trọng tâm là nuôi cá giống, công nghệ chăn nuôi, chế biến phụ phẩm thủy sản và quỹ thủy sản để phát triển thương hiệu chất lượng cá tra cũng như tiếp thị quốc tế.
Bà Trương Thị Lệ Khanh, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Vĩnh Hoàn cho biết: “Đây là lần thứ 3 tôi trở lại Na Uy. Lần này tôi tổ chức đoàn đi Na Uy với thành phần chủ yếu là những nhà sản xuất giống. Tôi rất mong đợi qua chuyến thăm này, chúng tôi sẽ có cơ hội hợp tác với các đối tác Na Uy trong khâu chọn lọc giống cá bố mẹ, công nghệ ương giống trong nhà, công nghệ vận chuyển cá giống, các công nghệ mới để tăng hiệu quả nuôi như giảm hao hụt, giảm FCR… Bên cạnh đó, tôi cũng muốn học hỏi kinh nghiệm trong công tác quản lý, triển khai các chương trình R&D của các viện nghiên cứu ở Na Uy từ phòng nghiên cứu đến ứng dụng đại trà, các công nghệ mới trong tối ưu hóa giá trị sản phẩm chính, phụ phẩm. Ngoài ra, tôi cũng muốn học hỏi kinh nghiệm trong việc xây dựng thương hiệu ngành cá hồi Na Uy, các chương trình phát triển thị trường của Na Uy nhằm xây dựng thương hiệu cá tra Việt Nam theo hình mẫu cá hồi Na Uy”.
Thăm Trung tâm Nghiên cứu giống cá hồi của Viện Nghiên cứu Nofima
“Các doanh nghiệp Na Uy đang có nhiều công nghệ có thể ứng dụng được vào ngành sản xuất cá tra ở Việt Nam và họ rất cởi mở để có thể triển khai thử nghiệm và đi đến hợp tác lâu dài tại Việt Nam. Tuy nhiên, việc ứng dụng một cách khuôn mẫu từ công nghệ của ngành cá hồi sang ngành cá tra rất khó đạt được kết quả như mong đợi, vì thế chúng ta cần có bước thử nghiệm công nghệ và chỉnh sửa cho phù hợp với ngành cá tra. Một ví dụ rất thực tế là Công ty Pharmaq đã nhận thấy tiềm năng phát triển vaccine cho cá tra tại Việt Nam và đã đầu tư vào nghiên cứu và phát triển vaccine cho cá tra tại Việt Nam hơn 10 năm qua. Đến thời điểm hiện tại, Pharmaq đã bước đầu thành công và Vĩnh Hoàn cũng đã ký hợp tác chiến lược với Pharmaq việc tiêm vaccine cho cá tra trên diện rộng. Tôi hy vọng sau chuyến đi này, cơ quan quản lý, nghiên cứu của Na Uy và Việt Nam, các doanh nghiệp Na Uy và Việt Nam cùng tạo điều kiện hợp tác để có thể có nhiều công nghệ của Na Uy được ứng dụng tại Việt Nam trong tương lai”, bà Khanh chia sẻ thêm.
Theo ông Harald Nævdal, Tham tán Thương mại, Đại sứ quán Na Uy tại Việt Nam, kinh tế biển là lĩnh vực quan trọng nhất đối với Na Uy, bao gồm cả đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, chế biến thủy sản, sản phẩm sinh học và thiết bị. Ông Harald Nævdal cũng nhìn thấy một số cơ hội lớn ở Việt Nam; đất nước hiện đang trải qua sự tăng trưởng kinh tế lớn và đang tích cực tìm kiếm mối quan hệ tốt hơn với các doanh nghiệp ở các quốc gia đã thành công với các giải pháp tiên tiến và hiện đại.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ