Tin thủy sản Tình hình dịch bệnh trên tôm 5 tháng đầu năm 2016 của các tỉnh ĐBCL

Tình hình dịch bệnh trên tôm 5 tháng đầu năm 2016 của các tỉnh ĐBCL

Tác giả Văn Thọ, ngày đăng 27/05/2016

Tình hình dịch bệnh trên tôm 5 tháng đầu năm 2016 của các tỉnh ĐBCL

Từ đầu vụ nuôi đến nay, do những bất lợi về thời tiết như nắng nóng, xâm nhập mặn kéo dài, khó khăn về vốn, nên người nuôi tôm các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu thả thăm dò.

Theo số liệu của Cục Thú y, tính đến ngày 16/5/2016, tổng diện tích nuôi tôm của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bị thiệt hại là khoảng 23 nghìn ha, tăng hơn 4 lần so với cùng kỳ năm 2015, chiếm 4,22% tổng diện tích đã thả nuôi tôm của các tỉnh ĐBCL.

Trong đó diện tích thiệt hại chủ yếu là nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến và tôm lúa chiếm khoảng 20 nghìn ha (chủ yếu tập trung tại Kiên Giang), còn lại là diện tích nuôi thâm canh, bán thâm canh bị thiệt hại là hơn 3 nghìn ha. Nguyên nhân dẫn đến tôm bị thiệt hại chủ yếu là do biến đổi môi trường, ảnh hưởng bởi thời tiết hạn hán và xâm nhập mặn xảy ra trên diện rộng trong một thời gian dài.

Theo số liệu ước tính, tổng diện tích tôm nuôi thiệt hại do bệnh là hơn 2 nghìn ha (giảm 55,56% so với cùng kỳ năm 2015); không xác định nguyên nhân khoảng 3 nghìn ha, còn lại là do biến đổi môi trường, thời tiết chiếm gần 18 nghìn ha. Trong đó Kiên Giang là một trong những tỉnh có diện tích tôm bị bệnh lớn nhất (chiếm hơn 30% tổng diện tích bị bệnh của các tỉnh trong vùng), sau đó đến tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, và các địa phương khác.

Thời gian tới, dự báo thời tiết sẽ chuyển biến phức tạp, nhất là những ngày gần đây đã xuất hiện những cơn mưa đầu mùa tại một số khu vực. Do đó người nuôi tôm cần chăm sóc tốt và phòng chống dịch bệnh cho tôm trong giai đoạn chuyển mùa. Ngoài ra, cần có giải pháp khắc phục như quản lý mùa vụ nuôi, có ao lắng để trữ nước sử dụng khi cần thiết.

Chỉ thả giống khi đạt đủ điều kiện nuôi, nghiên cứu điều chỉnh quy trình nuôi phù hợp và áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Tăng cường quan trắc môi trường để đảm bảo kết quả quan trắc đầy đủ, có ý nghĩa và kịp thời cảnh báo cho người nuôi khi các yếu tố môi trường, độ mặn biến đổi lớn. Ngoài ra, các địa phương cần lập kế hoạch chủ động phòng chống dịch bệnh, bố trí kinh phí để kịp thời khắc phục và dập dịch khi có dịch xảy ra.


Thượng viện Mỹ bật đèn xanh cho cá tra Việt Nam Thượng viện Mỹ bật đèn xanh cho cá… Đưa cá rô phi thành mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực Đưa cá rô phi thành mặt hàng thủy…