Tôi trồng nho chín mọng trên sân thượng
Đã từ rất lâu, người dân Hà Nội trồng giàn nho quanh nhà để làm cảnh và lấy bóng râm.
Tuy nhiên, trồng nho thì dễ nhưng để cây ra trái thì không đơn giản.
Trồng nho cách đây 4 năm, đến năm thứ 3, nho nhà chị Minh Hồng (ngõ 364/52 Giải Phóng, Hà Nội) mới ra quả chín mọng.
Bằng kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây suốt 4 năm, chị chia sẻ bí quyết trồng nho thành công trên sân thượng.
Cây nho chỉ ưa khí hậu khô, độ ẩm không khí thấp,… và đặc biệt cần một cách chăm sóc đặc biệt.
Tôi thấy, điều kiện thời tiết ở (Hà Nội) Việt Nam hoàn toàn thích hợp để trồng nho, nên chỉ cần một chút tỉ mỉ là bạn có thể tự trồng những giàn nho tại nhà, vừa cho bóng mát, vừa cho những trái nho sạch ngon mắt.
Chọn giống và cách trồng
Việc đầu tiên là chọn giống cây trồng phù hợp.
Để trồng nho tại nhà, chúng ta nên chọn giống nho đỏ (Tên khoa học: Nho Cardinal) có bán tại các chợ cây đầu mối như: chợ Bưởi (Tây Hồ), chợ phiên Hà Đông,…
Nho là giống cây rễ chùm, vì vậy, nên chọn nơi có diện tích lớn để trồng, đào hố 50x50x50 cm cho 1 gốc nho.
Nếu không gian gia đình bạn hạn hẹp, không có vườn đất rộng, các bạn có thể trồng trong những chậu cây đáy sâu 60cm và có đường kính lớn trên 50cm.
Trước khi đặt gốc nho, chúng ta nên bón 8-10kg phân hữu cơ (NPK) cho một gốc.
Việc làm giàn leo cho nho cũng hết sức quan trọng.
Muốn nho ra trái, phải trồng nho ở những nơi nhiều nắng.
Vì vậy, nho nên được đặt giàn ở sân thượng, nơi thoáng mát và ánh nắng chiếu nhiều nhất.
Sau khi chọn được địa điểm, chúng ta tiến hành làm dàn, chỉ cần dàn cao cách mặt đất 1,5-2m là vừa thuận tiện cho việc chăm sóc, vừa dễ dàng thu hoạch.
Khi cây nho cao 25-30cm, tiến hành cắm cọc và buộc cây nho vào cọc theo hướng thẳng góc với giàn nho.
Chăm sóc đặc biệt nhưng không quá cầu kỳ
Khi cây nho vượt khỏi giàn 30-40cm có thể tiến hành bấm ngọn để tạo cành cấp 1, tốt nhất là chọn 2-3 cành cấp 1 khoẻ.
Tạo cành cấp 2 khi cành cấp 1 dài khoảng 120cm, bấm ngọn cành cấp 1 chừa lại 40cm.
Việc trồng nho tại nhà đơn giản hơn để phục vụ mục đích kinh doanh.
Bí quyết tưới nho là nên chọn vòi tưới dạng phun sương để có thể tưới giàn ở diện rộng.
Vì nho không phải cây chịu nước nên chúng ta chỉ cần tưới 5-7 ngày/lần.
Vào những ngày trời mưa, nên tìm cách thoát nước cho cây nhanh nhất, tránh hiện tượng ngập úng gây thối và bật rễ.
Thường xuyên làm cỏ, xới hầm để giúp đất tơi xốp, thuận lợi cho việc hô hấp được thông thoáng.
Một năm nên xới hầm 1 lần để cây tạo bộ rễ mới, thường tiến hành sau thu hoạch.
Khi trồng nho nên lưu ý một điều, sâu nho rất độc nên phải tiến hành phun thuốc trừ sâu 1 năm/lần để tránh sâu bệnh gây hại cho cây cũng như cho sức khỏe của chính chúng ta.
Thường tiến hành trước khi thu hoạch 3-2 tháng, tránh lúc cây ra hoa vì sẽ gây ảnh hưởng tới quá trình thụ phấn.
Bên cạnh đó, việc vệ sinh vườn cũng rất quan trọng.
Thường xuyên dọn rác, lá khô, để vườn được sạch sẽ, đề phòng là nơi ẩn náu của các loại sâu bệnh, sinh vật có hại.
Việc trồng nho tại nhà cũng không quá phức tạp phải không? Vậy còn chờ gì nữa mà không bắt tay tự tạo một vườn nho độc đáo cho mình.
Cùng tham khảo hình ảnh vườn nho nhà chị Hồng sau 4 năm trồng và chăm sóc, nho đã ra trái vào năm thứ 3.
Không chỉ trồng nho, chị còn kết hợp trồng thanh long trên giàn, quả là một ý tưởng sáng tạo!
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ