Tôm thẻ chân trắng Tôm bị còi, chai làm ảnh hưởng đến nhiều mặt

Tôm bị còi, chai làm ảnh hưởng đến nhiều mặt

Ngày đăng 01/07/2015

Tôm bị còi, chai làm ảnh hưởng đến nhiều mặt

Tôm còi, chai có sự khác biệt tiêu cực về trọng lượng so với những con tôm tăng trưởng trung bình trong đàn. Dễ dàng nhận thấy là những con tôm có màu sẫm, sậm trong đàn, thân hình kém cân đối, đầu to, mình nhỏ, bơi lội khó khăn, chậm chạp, ruột luôn thiếu hoặc không có thức ăn, vỏ thường đóng rong rêu hay các cáu bẩn khác. Vỏ thường dày và cứng khác thường, khó hoặc không lột xác định kỳ, chúng hầu như không lớn nhưng vẫn ăn và tồn tại trong ao.

Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này, có rất nhiều nguyên nhân được xem xét đến như: Nguồn gốc và chất lượng tôm bố mẹ không đạt yêu cầu, khi sinh ra thế hệ con sẽ dễ xảy ra hiện tượng tôm còi. Tôm bố mẹ trong qúa trình tích luỹ chất dinh dưỡng để tạo trứng, tinh trùng thường không đủ chất - lượng, gián đoạn khả năng hấp thu dưỡng chất vào cơ thể kém, nên sản phẩm trứng, tinh trùng thường kém chất lượng, dẫn đến sản phẩm sinh sản không đạt yêu cầu. Sự khai thác lạm dụng trong việc cắt mắt tôm bố mẹ, nhằm thúc đẩy qúa trình hình thành trứng, tinh trùng.

Về nguyên tắc, chỉ sử dụng tôm bột được sản xuất từ tôm bố mẹ cắt mắt không qúa lần thứ 3; tuy nhiên, trên thực tế các trại giống sử dụng tôm giống được sản xuất từ tôm mẹ cắt mắt đến lần thứ 9, 10. Việc sử dụng các loại thuốc, hoá chất trong sản xuất giống, ương, nuôi tôm rất thường xuyên. Đặc biệt trong các trại sản xuất giống, thuốc kháng sinh, formol, BKC... được sử dụng với liều cao và thường xuyên là một trong những nguyên nhân tác động mạnh đến hiện tượng tôm còi, chai. Nhưng nguyên nhân khác như tôm cái đến tuổi sinh sản, thường ôm trứng sớm, thì hầu như ngừng hoặc ít tăng trưởng.

Mật độ ương nuôi thường cao hơn so với qui định về yêu cầu kỹ thuật. Điều kiện sản xuất giống, ương, nuôi thường không thoả mãn yêu cầu kỹ thuật đặt ra. Trang thiết bị phục vụ cho mô hình nuôi thường không đảm bảo và thiếu. Thức ăn không đủ chất và lượng, biện pháp phân bổ thức ăn, thời gian, thời điểm, lượng ăn hàng ngày, lần ăn... không hợp lí và mất cân đối. Ngoài ra, các yếu tố môi trường, dịch bệnh là những nguyên nhân thường xuyên tác động mạnh làm tôm còi, chai, đơn cử như bệnh MBV tôm bột vẫn sống, vẫn ăn, nhưng không tăng trưởng.

Tôm còi, chai ngoài việc kéo dài thời gian nuôi còn làm tăng hệ số thức ăn, tăng chi phí và gía thành sản suất, giảm năng suất nuôi chung, giảm giá trị hàng hóa và thương mại, khó khăn trong việc tìm thị trường tiêu thụ, gây sốc tâm lí đối với người nuôi tôm.

Biện pháp khắc phục hiện tượng tôm còi, chai là khi chọn giống cần chọn lựa các cơ sở uy tín, những cơ sở sản xuất giống theo qui trình tôm sạch, ít hoặc không sử dụng hóa chất, thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh. Chỉ sử dụng tôm bố mẹ khỏe, đẻ ít lần, sử dụng công nghệ PCA để kiểm tra và phát hiện bệnh, nhất là các bệnh như MBV, đốm trắng... Chọn lựa các mô hình nuôi tôm đạt yêu cầu kỹ thuật, sản xuất giống, ương, nuôi tôm đúng vụ, đúng mật độ cho từng phương thức nuôi, sử dụng và phân bổ thức ăn hợp lí, đúng loại thức ăn, đủ thành phần, đảm bảo chất - lượng theo từng chu kỳ phát triển của tôm.

Trang bị thêm vó, máng ăn quanh ao, kết hợp giữa cho ăn ngoài và trong vó để kiễm tra thường xuyên có những điều chỉnh kịp thời khi phát hiện tôm còi, chai, phân đàn. Định kỳ nên sử dụng biện pháp thay nước, kết hợp với việc phun thuốc diệt cá như Rotenone, thuốc cá,  Saponine...để kích thích tôm lột xác, thay vỏ đồng loạt, khống chế các yếu tố môi trường theo hướng chủ động. Tăng cường giải pháp sử dụng chế phẩm sinh học khống chế các chỉ số môi trường như NH3, H2S, NO3, NO2... luôn nằm trong giới hạn cho phép và ổn định.

Tags: tom bi coi, tom bi chai, ky thuat nuoi tom, xu ly ao nuoi tom, nuoi thuy san


Có thể bạn quan tâm

Vai trò của phân hữu cơ trong nuôi trồng thủy sản Vai trò của phân hữu cơ trong nuôi… Vai trò của nền đáy ao trong nuôi trồng thủy sản Vai trò của nền đáy ao trong nuôi…