Mô hình kinh tế Tôm Chết, Nông Dân Mất Vốn

Tôm Chết, Nông Dân Mất Vốn

Ngày đăng 13/04/2012

Tôm Chết, Nông Dân Mất Vốn

Tôm chết, nhiều hộ nông dân tại các tỉnh ĐBSCL “cụt” vốn sản xuất ngay những ngày đầu vụ 2012. Tuy nhiên, các ngành chức năng đều cho rằng, tại nông dân làm trái lịch khuyến cáo nên phải... tự chịu trách nhiệm.

Dù đã hơi trễ so với thời gian khuyến cáo của cơ quan chức năng nhưng nhiều nông dân ở các tỉnh như Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang, Cà Mau cho biết không thể thả nuôi tôm vụ mới. Phần vì sợ dịch bệnh, phần vì nông dân hết đường xoay vốn để tái đầu tư.

Vốn chết theo tôm

Năm 2011, nuôi tôm không mấy thuận lợi đã khiến nhiều hộ nông dân lâm vào cảnh nợ nần chồng chất. Đầu năm nay, tình hình không mấy khả quan hơn khi nhiều đầm tôm vừa thả con giống vài ngày, tôm đã chết sạch.

Ông Nguyễn Văn Kéo ở ấp Đồng Cò, (xã Hiệp Mỹ Đông, huyện Cầu Ngang, Trà Vinh) thả nuôi 90.000 con tôm sú giống trên diện tích 3.000m2. Chưa đầy 1 tháng sau, ao tôm của ông trở về vạch xuất phát, số vốn gần chục triệu đồng cũng bay theo “về trời”.

Ông Kéo cho biết, dù chưa tốn quá nhiều tiền thức ăn, nhưng việc xoay vốn để mua con giống, cải tạo ao nuôi để tái sản xuất cũng là vấn đề lớn đối với ông hiện nay. Đồng cảnh ngộ với ông Kéo, hộ ông Ba Mum (ngụ xã Tân Trung, huyện Đầm Dơi, Cà Mau), đầm tôm mới được 40 ngày tuổi đã chết 100%.

“Đang phơi ao để thả giống lại nhưng chưa biết xoay vốn ở đâu. Nợ năm trước còn chưa trả, đầu năm nay đã mua nợ con giống rồi, nợ thêm nữa sợ đại lý người ta không cho” - ông Ba Mum than thở. Ông Nguyễn Văn Khởi - Phó Giám đốc Sở NNPTNT Sóc Trăng cũng thừa nhận, tới nay nhiều tỉnh đã “trắng tay” sau khi thả nuôi tôm vụ mới. Tình trạng này vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. “Ít nhất 60 – 70% diện tích thả nuôi đã bị thiệt hại nặng nề. Dẫu vậy thì bà con vẫn phải thả giống lại để theo kịp mùa vụ” - ông Khởi cho biết.

Chính quyền rề rà xử lý

Tuy nhiên, trong thời gian qua, các hỗ trợ từ cơ quan chức năng cho nông dân gặp rủi ro khi tôm chết vẫn chỉ mới dừng lại ở mức “đề xuất, kiến nghị”. Mọi rủi ro, nông dân đều phải tự gánh chịu. “Tôm chết nhiều nhưng mới ở giai đoạn đầu, chưa ăn thua, tỉnh cũng đang tiến hành rà soát các thiệt hại trong nông dân để báo cáo lên trên. Trước hết, bà con vẫn phải tự xoay vốn để cải tạo ao nuôi” - ông Khởi giải thích.

Ông Nguyễn Viết Hùng - Phó Chủ tịch Hội Nông dân Cà Mau cũng cho biết, Hội Nông dân tỉnh hiện đang rất nóng lòng chờ đợi các hỗ trợ từ phía cơ quan chức năng giúp nông dân có thể tái thả nuôi vụ mới. Tuy nhiên, theo ông Hùng, các cơ quan chức năng lại cho rằng tôm chết ở Cà Mau là do nông dân thả nuôi trước lịch khuyến cáo, phải tự chịu trách nhiệm. “Nông dân có kinh nghiệm mới dám làm. Hơn nữa, ai mà mong muốn chuyện thiệt hại, mất mát của cải đâu mà đổ thừa tại họ rồi không quan tâm hỗ trợ” - ông Hùng giải thích.

Ông Thái Văn Thìn - Chủ tịch Hội ND tỉnh Trà Vinh

Nói về chính sách giảm thiểu thiệt hại không mong muốn cho nông dân trong nuôi tôm, ông Lý Nam Hải - Giám đốc Ngân hàng NNPTNT Chi nhánh Cà Mau cho biết, trong trường hợp gặp dịch bệnh khiến tôm chết, nông dân phải báo cáo với ngân hàng. “Trong trường hợp cần thiết, ngân hàng có thể giảm tối đa 50% lãi suất tiền vay cho nông dân, phổ biến là giảm 20% lãi suất vay ngay tại chi nhánh ngân hàng cấp huyện” - ông Hải cho biết. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Viết Hùng, việc giảm lãi suất này chỉ là trên giấy tờ của ngân hàng, thực tế, nông dân chưa thể tiếp cận được sự hỗ trợ này.

Trong khi đó, ông Hải thừa nhận, việc giảm lãi suất này, ngân hàng cân nhắc rất kỹ. Ngoài ra, do tôm chết ở giai đoạn đầu, thiệt hại chỉ vài chục triệu/ha nên mức hỗ trợ không đáng kể, số lượng nông dân được hưởng hỗ trợ này cũng không đáng bao nhiêu.


Để Con Tôm Để Con Tôm "Ôm" Cây Lúa Thành Tỷ Phú Từ 8 Sào Cà Phê Thành Tỷ Phú Từ 8 Sào Cà Phê