Tôm he Nhật Bản - Phần 1
Đặc điểm sinh học
Tôm he Nhật Bản (Penaeus japonicus), nằm trong giống Penaeus, họ tôm he, bộ mười chân, lớp giáp xác, tôm có kích thước lớn, tôm trưởng thành dài khoảng 20cm, nặng từ 100- 150g/con, chủy trán khỏe cong xuống, đầu mút cong lên và không có sống phụ.
Toàn thân tôm he có màu vằn xanh lam, chân bò, chân bơi có màu nâu sẫm, mép đuôi có màu xanh nước biển.
Tôm he Nhật Bản phân bố rộng từ biển Địa Trung Hải bờ phía Đông châu Phi đến tận quần đảo Fidji (Nam Thái Bình Dương cho tới bắc New Zealand).
Mùa vụ sinh sản của tôm kéo dài từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau, rộ nhất là từ tháng 1 đến tháng 3, đạt từ 350.000 - 1 triệu trứng/tôm mẹ.
Năm 1934, GS.
Motosaku Fujinaga của Nhật Bản đã thành công trong việc kích thích cho tôm he Nhật Bản (Penaeus japonicus) sinh sản, ấp nở trứng và ương nuôi ấu trùng từ giai đoạn Nauplii sang Mysis nhờ sử dụng tảo silic.
Fujinaga được xem là ông tổ của nghề nuôi tôm và Nhật Bản trở thành điểm khởi đầu cho sự phát triển của ngành tôm trên thế giới.
Thành công của Fujinaga và các cộng sự có tầm ảnh hưởng to lớn, lâu dài, tạo điều kiện sản xuất hậu ấu trùng tôm quy mô thương phẩm trong các chương trình nuôi và tái tạo nguồn lợi tại Nhật Bản.
Tôm he Nhật Bản ở Việt Nam
Ở nước ta, tôm he Nhật Bản được nuôi tập trung chủ yếu ở các tỉnh như Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, tôm thích nghi với môi trường có độ muối từ 20- 40‰, nhiệt độ từ 26 - 300C.
Với mong muốn đưa tôm he Nhật Bản trở thành đối tượng nuôi mới của ngành thuỷ sản ở Việt Nam, năm 2002, Viện Nghiên cứu Hải sản đã nghiên cứu và xây dựng quy trình công nghệ sản xuất giống tôm này và đến năm 2003, quy trình được nghiên cứu hoàn thiện tại Hải Phòng.
Năm 2004, được phép của Bộ Thuỷ sản, Trung tâm Khuyến ngư Quốc gia giao cho Viện Nghiên cứu Hải sản thực hiện “Dự án chuyển giao công nghệ sản xuất giống tôm he Nhật Bản (Penaeus japonicus Bate, 1881)” tới 4 tỉnh ven biển miền Bắc.
Kết quả: Quảng Ninh sản xuất được 2,45 triệu con giống với tỷ lệ sống của Pl 15 đạt 31%, Hải Phòng sản xuất được 1,5 triệu con giống với tỷ lệ sống của Pl 15 đạt 35%, Thái Bình sản xuất được 1,5 triệu con giống với tỷ lệ sống của Pl 15 đạt 36%, Nam Định sản xuất được 1,8 triệu con giống với tỷ lệ sống của Pl 15 đạt 33%.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ