Thống kê chăn nuôi Tổng quan giá thịt lợn tại Nga và những ảnh hưởng của dịch ASF

Tổng quan giá thịt lợn tại Nga và những ảnh hưởng của dịch ASF

Tác giả Thủy Chung, ngày đăng 02/04/2021

Tổng quan giá thịt lợn tại Nga và những ảnh hưởng của dịch ASF

Giá lợn hơi tại Nga hiện ở mức 122 Rúp (1,67 USD)/kg, đã bao gồm 10% thuế VAT.

Mùa Chay ở Nga mới bắt đầu nên giá bình thường dự kiến sẽ xuống mức 112 Rúp/kg (1,53 USD, 1,29 EUR), mức này phù hợp với giá trung bình trong 9 tháng qua. Nga và các nước SNG khác ít bị thiệt hại bởi Covid hơn so với Châu Âu và Bắc Mỹ.

Giá thịt lợn tại Nga từ tháng 4/2020 đến tháng 2/2021

Tính từ nửa cuối năm 2020 đến nay, Nga đã bị thiệt hại khoảng 600.000 con lợn do dịch ASF bùng phát, con số này chiếm khoảng 3% trong tổng lượng lợn của Nga. Trên thực tế, các công ty chăn nuôi lợn của Nga đã thực hiện rất tốt việc kiểm soát dịch ASF, có những đợt bùng phát dịch nhưng tác động của dịch ASF ít hơn nhiều so với các đợt dịch bệnh như PRRS, hầu hết các trang trại của Nga đều coi như dịch bệnh bình thường…

Nga cũng đang đẩy mạnh xuất khẩu thịt lợn khoảng 190.000 tấn/năm, chủ yếu xuất khẩu sang Việt Nam - do bị thiệt hại lớn vì dịch ASF. Khối lượng xuất khẩu khoảng 3 - 4% trong tổng sản lượng thịt lợn của Nga.

Hiện có rất nhiều thỏa thuận thương mại quốc tế về khu vực hóa, liên quan đến các khu vực không có dịch ASF. Nếu đạt được thỏa thuận thương mại với Trung Quốc, thì đây có thể là một yếu tố tích cực đối với ngành chăn nuôi lợn của Nga.

Đối với thị trường EU, cụ thể là Đức đang nỗ lực để đạt được thỏa thuận khu vực hóa, nếu đạt được điều này thì thịt lợn của Nga sẽ được phép nhập khẩu vào thị trường châu Âu. Tuy nhiên sẽ rất khó vì các nhà lập pháp châu Âu dường như đang cố gắng hết sức để kìm hãm ngành chăn nuôi lợn của Nga, với hàng loạt các quy định làm cho chăn nuôi lợn trở nên đắt đỏ hơn. EU ngày nay chỉ có hơn 12 triệu con lợn nái và đang xuất khẩu khoảng 13% tổng sản lượng. Với các quy định mới được áp dụng ở nhiều quốc gia, rất có thể EU sẽ bị giảm hơn 1 triệu lợn nái (các nước thực hiện các quy định phúc lợi cao đã giảm 50% chăn nuôi lợn), mức giảm này có thể sẽ khiến EU trở thành nhà nhập khẩu ròng thay vì xuất khẩu ròng thịt lợn.


Nhập khẩu thức ăn gia súc 2 tháng đầu năm 2021 tăng 38% Nhập khẩu thức ăn gia súc 2 tháng… Tổng quan về diễn biến thị trường thịt lợn toàn cầu năm 2020 Tổng quan về diễn biến thị trường thịt…