Tổng quan tình hình sản xuất và nuôi trồng thủy sản 8 tháng năm 2019
Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho biết trong tháng 8/2019, sản lượng thủy sản cả nước ước tính đạt 712,6 nghìn tấn, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm cá đạt 502,3 nghìn tấn, tăng 5,1%; tôm đạt 103,2 nghìn tấn, tăng 6,1%; thủy sản khác đạt 107,1 nghìn tấn, tăng 2,4%.
Sản lượng thủy sản nuôi trồng trong tháng ước tính đạt 411,3 nghìn tấn, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó cá đạt 276,8 nghìn tấn, tăng 5,6%; tôm đạt 91,2 nghìn tấn, tăng 6,5%.
Nuôi cá tra tiếp tục đạt khá, sản lượng cá tra tháng Tám ước tính đạt 128,6 nghìn tấn, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó Đồng Tháp đạt 45 nghìn tấn, tăng 5,7%; An Giang đạt 40,2 nghìn tấn, tăng 10,4%; Cần Thơ đạt 12,9 nghìn tấn, tăng 0,2%; Bến Tre đạt 10,4 nghìn tấn, tăng 10,4%. Tuy nhiên, do nguồn cung dư thừa nên giá cá tra vẫn ở mức thấp hơn giá thành sản xuất và chưa có dấu hiệu phục hồi.
Nuôi tôm đang tiếp tục cho thu hoạch và chuẩn bị xuống giống vụ nuôi mới. Giá tôm thẻ chân trắng có xu hướng tăng so với tháng trước nhưng giá tôm sú tiếp tục giảm. Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh áp dụng công nghệ cao đang phát triển tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Sản lượng tôm thẻ chân trắng ước tính đạt 56,5 nghìn tấn, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó một số địa phương có sản lượng tăng so với cùng kỳ năm trước: Sóc Trăng đạt 25,5 nghìn tấn, tăng 3,8%; Càu Mau đạt 8,1 nghìn tấn, tăng 8%. Sản lượng tôm sú ước tính đạt 31,2 nghìn tấn, giảm 1,9% so với cùng kỳ năm trước.
Sản lượng thủy sản khai thác tháng 8/2019 ước tính đạt 301,3 nghìn tấn, tăng 4% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm cá đạt 225,5 nghìn tấn, tăng 4,5%; tôm đạt 12 nghìn tấn, tăng 2,6%; thủy sản khác đạt 63,8 nghìn tấn, tăng 2,4%. Hoạt động khai thác biển những ngày đầu tháng 8 bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và áp thấp nhiệt đới, ước tính sản lượng khai thác biển đạt 281,1 nghìn tấn, tăng 3,9% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung 8 tháng năm 2019, sản lượng thủy sản ước tính đạt 5.228,6 nghìn tấn, tăng 5,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt 2.727,5 nghìn tấn, tăng 6%; sản lượng thủy sản khai thác đạt 2.501,1 nghìn tấn, tăng 4,8 (sản lượng khai thác biển đạt 2.380,7 nghìn tấn, tăng 4,9%).
Dẫn nguồn tin từ Tổng cục Thủy sản, theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), Đài Loan đã đồng ý Danh sách doanh nghiệp thủy sản của Việt Nam được xuất khẩu sang thị trường này, có hiệu lực từ ngày 05/10/2019.
Trước đó, ngày 10/7/2019 Cơ quan Quản lý Thực phẩm Dược phẩm Đài Loan (TFDA) đã có Công văn số 1080017035A thông báo một số thông tin, quy định xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Đài Loan. Theo đó, TFDA đã đồng ý Danh sách doanh nghiệp thủy sản Việt Nam được phép xuất khẩu sang Đài Loan, có hiệu lực từ ngày 05/10/2019.
Trước khi thủy sản Việt Nam được TFDA kiểm tra tính hệ thống, các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam (có tên trong Danh sách được phép xuất khẩu sang Đài Loan) chỉ được xuất khẩu các mặt hàng thủy sản trong phạm vi mã HS được phép xuất khẩu sang Đài Loan hiện nay.
Đối với mặt hàng cua sống, duy nhất một doanh nghiệp thủy sản của Việt Nam được phê chuẩn xuất khẩu sang Đài Loan.
Ngoài ra, khi tiến hành nhập khẩu vào Đài Loan, các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam còn phải xin kiểm nghiệm thực phẩm với Văn phòng của TFDA tại các cảng/cửa khẩu. Sau khi kiểm nghiệm đạt yêu cầu, mới được phép nhập khẩu vào Đài Loan.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ