Tin nông nghiệp TP.HCM tái cơ cấu nền nông nghiệp động lực là khoa học công nghệ

TP.HCM tái cơ cấu nền nông nghiệp động lực là khoa học công nghệ

Tác giả Trấn Đáng, ngày đăng 20/12/2015

TP.HCM tái cơ cấu nền nông nghiệp động lực là khoa học công nghệ

Theo TS.Trần Anh Tuấn - quyền Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển TP.HCM, để hoàn thành mục tiêu tái cơ cấu nông nghiệp mà thành phố đề ra cần phải lấp đầy kiến thức KHCN cho nông dân thông qua các chuyển giao tiến bộ KHCN.

Vun đầy kiến thức cho nông dân

Từ năm 2014, TP.HCM triển khai đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng: Chuyển từ phát triển chiều rộng (lấy số lượng làm mục tiêu) sang chiều sâu (nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất bằng gía trị và lợi nhuận), lấy Khu nông nghiệp công nghệ cao để mở rộng ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất.

Theo ông Phạm Đình Dũng - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và phát triển nông nghiệp công nghệ cao (Khu nông nghiệp công nghệ cao TP.HCM), năm qua, Trung tâm tiếp tục đẩy mạnh hoạt động chuyển giao các kỹ thuật sản xuất nông nghiệp cho người dân bao, gồm:

Chuyển giao kỹ thuật cấy mô invitro cây lan hồ điệp, kỹ thuật trồng và chăm sóc dưa lưới, mô hình trồng rau thủy canh cho nhà phố, quy trình trồng nấm linh chi… So với năm 2014, năm 2015 công tác chuyển giao của Trung tâm đã tăng cả về số lượng và mở rộng phạm vi chuyển giao đến các tỉnh phía Nam.

Hiện, Trung tâm vẫn tiếp tục được các tổ chức, đơn vị liên hệ để thực hiện hợp tác, chuyển giao công nghệ cho nông dân.

Nhờ thụ hưởng những chuyển giao KHCN của thành phố mà gần đây một số doanh nghiệp bước đầu xuất khẩu được hoa lan cắt cành sang Campuchia, cây sứ ghép sang Nhật Bản hay rau quả, cá cảnh, da cá sấu sang Trung Quốc, Hàn Quốc, châu Âu…

Giai đoạn 2011 – 2015, Trung tâm Khuyến nông và Chi cục Bảo vệ thực vật TP.HCM đã hỗ trợ xây dựng hàng chục mô hình canh tác theo tiêu chuẩn VietGAP và cơ giới hóa cho các HTX, THT trên địa bàn thành phố, trong đó có mô hình nhà lưới trồng rau sử dụng phân sinh học và hệ thống tưới tự động với diện tích 1ha, kinh phí khoảng 5 tỷ đồng cho HTX  Phước An.

Ông Đào Thanh Đức - Phó Chủ nhiệm HTX cho biết, nhờ áp dụng KHCN nên mô hình đã phát huy nhiều tác dụng trong việc tăng năng suất, chất lượng và chống sâu rầy cho rau.

Hiện năng suất của mô hình này đạt hơn 20 tấn rau/vụ.

“Chìa khóa” đánh thức tiềm năng

   Theo ông Trần Trường Sơn - Phó Chủ tịch Hội Nông dân TP, trong xu hướng tham gia sâu vào thị trường thế giới, và nhằm tái cơ cấu ngành nông nghiệp bắt buộc TP phải đẩy nhanh chuyển giao KHCN cho nông dân, tác động tích cực vào thực tế sản xuất nông nghiệp để cho ra những sản phẩm chất lượng cao, đủ sức cạnh tranh trên thị trường. 

TS Trần Anh Tuấn nhận định, nếu muốn thành công việc tái cơ cấu nền nông nghiệp theo hướng gia tăng giá trị và phát triển bền vững, thì TP.HCM không có cách nào khác là lấy KHCN làm động lực phát triển nông nghiệp.

“KHCN không chỉ là “xương sống” của nền nông nghiệp mà còn là “chìa khóa” đánh thức tiềm năng sẵn có của nền nông nghiệp, nông dân, nông thôn không chỉ ở TP.HCM mà còn cả nước” - ông Tuấn nói.

Ông Nguyễn Phước Trung - Giám đốc Sở NNPTNT TP.HCM cho biết, để việc triển khai thực hiện hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững cần phải tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ cao để đột phá ngành nông nghiệp thành phố.

Định hướng, từ năm 2015 - 2020, thành phố sẽ mở rộng Khu nông nghiệp công nghệ cao lên gần gấp 5 lần (khoảng 400ha).

Ngoài khu hiện hữu với hơn 88ha ở xã Phạm Văn Cội (huyện Củ Chi) tập trung cho trồng trọt, sẽ phát triển thêm ba khu khác, gồm: khu 200ha bên cạnh khu hiện hữu; một khu ở huyện Cần Giờ có 90ha chuyên ngành thủy sản và khu 100ha ở huyện Bình Chánh tập trung sản xuất và lai tạo các giống bò sữa, bò thịt, gà, heo và các mô hình chăn nuôi tiên tiến, an toàn sinh học. 


Thiếu nguồn lực, nông thôn mới Bình Phước gặp khó Thiếu nguồn lực, nông thôn mới Bình Phước… Nông nghiệp Quảng Bình phát triển mạnh Nông nghiệp Quảng Bình phát triển mạnh