Trên 2.300ha Tôm Tại Sóc Trăng Thiệt Hại Do Nắng Nóng
Trong đó, diện tích tôm thẻ thiệt hại là trên 2.200ha, chiếm 25% diện tích thả nuôi, tăng 22% so với cùng thời điểm năm 2013.
Diện tích tôm thiệt hại nặng tập trung chủ yếu ở các địa phương như thị xã Vĩnh Châu (1.650ha), Mỹ Xuyên (trên 500ha), huyện Trần Đề (130ha).
Nguyên nhân tôm chết được các ngành chức năng cho rằng do thời tiết đang trong kỳ cao điểm nắng nóng của mùa khô, môi trường nước ao nuôi biến động, chênh lệch nhiệt độ ngày đêm với biên độ lớn đã ảnh hưởng đến tôm nuôi và gây tôm chết do xuất hiện hội chứng hoại tử gan tụy cấp.
Để tránh lây lan dịch bệnh tôm trên diện rộng, giảm thiểu thiệt hại cho người nuôi tôm, ngành nông nghiệp Sóc Trăng và các địa phương đã yêu cầu người nuôi tôm tuân thủ nghiêm ngặt lịch thời vụ, theo dõi và thả tôm theo khuyến cáo của cán bộ kỹ thuật ở cơ sở, chỉ thả tôm khi độ mặn, độ kiềm cho phép, đồng thời lựa chọn kỹ nguồn giống có kiểm dịch mới mua thả.
Ngành nông nghiệp Sóc Trăng cũng khuyến cáo các vùng nuôi tôm nước lợ trong tỉnh không nên thả giống để tránh thiệt hại mà tập trung vào khâu xử lý ao nuôi, thận trọng hơn trong chọn giống để hạn chế thấp nhất rủi ro cho vụ nuôi năm 2014.
Vụ tôm năm nay, tỉnh Sóc Trăng dự kiến nuôi thả 47.000ha, đến thời điểm này, tỉnh Sóc Trăng đã thả nuôi được trên 7.500ha tôm nước lợ, trong đó có tới hơn 6.600ha là tôm thẻ chân trắng, còn lại là tôm sú.
Mặc dù diện tích tôm thiệt hại đang có chiều hướng gia tăng nhưng do giá tôm đang ở mức cao gần gấp rưỡi so với cùng kỳ năm trước, nhất là với loại tôm thẻ, thời gian nuôi ngắn hơn tôm sú nhiều nên người dân Sóc Trăng vẫn đang tiếp tục cải tạo ao vuông để thả nuôi.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ