Trên 256ha cây ăn trái đạt tiêu chuẩn Gap
Giá trị thấp và 84,7ha diện tích nhãn bị nhiễm chổi rồng sang cây trồng có giá trị cao như chôm chôm, bưởi da xanh, sầu riêng cây giống và hoa kiểng, đạt 81,3% kế hoạch.
Huyện đã triển khai xây dựng vùng trồng 300ha chôm chôm đạt chuẩn VietGap, GlobalGap tại các xã Phú Phụng, Vĩnh Bình, Sơn Định, Hòa Nghĩa. Hiện có trên 256ha được công nhận đạt tiêu chuẩn Gap, dự kiến đến cuối năm 2015, diện tích này tăng lên 337ha, đạt 112,43%.
Ngành Nông nghiệp huyện tổ chức 60 lớp tập huấn, hội thảo, đào tạo nghề cho 3 ngàn lượt người, góp phần giúp nông dân nâng cao năng suất cây trồng.
Huyện đã rà soát, điều chỉnh bổ sung các quy hoạch cây ăn quả đặc sản theo đề án phát triển kinh tế vườn, nhất là việc hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ liên kết (TLK), hợp tác xã gắn sản xuất với tiêu thụ.
Trong đó, tập trung chuyển đổi hình thức hoạt động từ TLK sang tổ hợp tác (THT) theo Nghị định số 151 của Chính phủ, nâng chất các hình thức liên kết, hợp tác từ sản xuất cho đến tiêu thụ sản phẩm. Năm 2015, huyện thành lập mới 5 THT và 5 TLK sản xuất cây giống, hoa kiểng, cây ăn trái và chăn nuôi ở các xã:
Vĩnh Bình, Sơn Định, Hòa Nghĩa, Tân Thiềng, Vĩnh Hòa và Hưng Khánh Trung B; nâng tổng số toàn huyện là 115 TLK sản xuất và 45 THT, thu hút hơn 2.800 tổ viên tham gia. Ngoài ra, công nhận 4 làng nghề truyền thống sản xuất cây giống, hoa kiểng, nâng tổng 28 làng nghề.
Ngành Nông nghiệp huyện cũng xây dựng được 15 vườn cây đầu dòng của 7 loại cây ăn trái đặc sản của huyện; nghiệm thu dự án quản lý bệnh chổi rồng tại ấp Bình Thanh, xã Hòa Nghĩa; tổ chức nhiều lớp tập huấn phòng, chống bệnh chổi rồng và ruồi vàng đục trái trên cây nhãn, chôm chôm; xây dựng quy trình kỹ thuật về thâm canh sầu riêng đạt năng suất cao, xử lý chôm chôm nghịch vụ và xử lý măng cụt ra hoa sớm; chuyển giao kỹ thuật cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu…
Ngoài ra còn tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp như: xây dựng hệ thống đê bao thủy lợi đảm bảo cho hơn 9.200ha, chiếm hơn 88% diện tích đất nông nghiệp toàn huyện; Khu Ứng dụng công nghệ sinh học Cái Mơn đã cơ bản hoàn thành.
Huyện đang ra sức xây dựng chợ đầu mối trái cây ở xã Sơn Định; xây dựng dự án chỉ dẫn địa lý sầu riêng Cái Mơn và nhãn hiệu tập thể Chợ Lách cho trái chôm chôm và măng cụt.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ