Tôm thẻ chân trắng Triển khai giải pháp nuôi tôm lợ năm 2015

Triển khai giải pháp nuôi tôm lợ năm 2015

Ngày đăng 01/06/2015

Triển khai giải pháp nuôi tôm lợ năm 2015

Đồng thời, ở lĩnh vực quản lý giống, thức ăn, sản phẩm cải tạo môi trường,…. đã được đơn vị chủ động triển khai thực hiện có hiệu quả và tăng cường các biện pháp quản lý ngay từ đầu vụ nhằm phục vụ tốt nhất cho sản xuất. Giá tôm nguyên liệu có biến động theo thị trường và một số nguyên nhân khác nhưng nhìn chung vẫn ở mức khác cao, tạo tâm lý phấn khởi, an tâm sản xuất cho người nuôi tôm trong tỉnh.

Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, nghề nuôi tôm cũng gặp không ít những khó khăn do tác động của dịch bệnh, chất lượng tôm giống, vật tư đầu vào không đảm bảo, tình trạng sản xuất tự phát vẫn còn tồn tại… đã đặt ra nhiều vấn đề trong công tác quản lý và chỉ đạo sản xuất.

Tại Hội nghị cán bộ công chức Chi cục Nuôi trồng Thủy sản năm 2015 tổ chức ngày 05/02/2015 đã tổng kết những kết quả trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản năm 2014 và triển khai kế hoạch thực hiện năm 2015.

NHIỀU KÉT QUẢ KHẢ QUAN

Trong năm 2014, diện tích nuôi trồng thủy sản 129.752 ha, đạt 101,06% kế hoạch và tăng 1,72% so với cùng kỳ. Sản lượng nuôi tôm 96.070 tấn, đạt 100,39%KH và tăng 0,04% so với cùng kỳ. Diện tích nuôi trồng thủy sản được bố trí ở cả 02 vùng sinh thái mặn, ngọt và đều nằm trong qui hoạch sản xuất.

Thực hiện tốt Kế hoạch phòng chống dịch bệnh năm 2014; quan tâm triển khai và phối hợp thực hiện tốt việc quản lý, giám sát, hướng dẫn nông dân thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh, giảm thiểu thiệt hại và khôi phục sản xuất. Đối với diện tích nuôi bị thiệt hại từ dịch bệnh Hoại tử gan tụy cấp do hiện nay vẫn chưa đưa ra phát đồ điều trị hiệu quả, khuyến cáo đến người nuôi tôm áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp, quản lý tốt diện tích nuôi, sử dụng các sản phẩm thức ăn, thuốc thú y trong danh mục được phép lưu hành

Để giúp cho người nuôi trồng thủy sản chủ động hơn trong sản xuất, ngay từ đầu năm Ngành đã ban hành lịch thời vụ nuôi trồng thủy sản và tích cực tuyên truyền vận động nông dân thực hiện. Kết quả đối với diện tích nuôi tôm sú thâm canh – bán thâm canh thả trong lịch thời vụ 8.970 ha (chiếm 75%) và thẻ chân trắng thâm canh – bán thâm canh 6.668 ha (chiếm 82%); nhìn chung các diện tích này đều mang lại kết quả khả quan.

Đối với công tác quản lý vật tư phục vụ nuôi trồng thủy sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh hiện có 163 công ty, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất giống tôm (tôm sú: 152 cơ sở; tôm thẻ chân trắng: 11 cơ sở) và cua giống: 40 cơ sở. Nhờ thế, trong năm đã sản xuất khoảng 13 tỷ con đáp ứng được 50-60% nhu cầu giống nuôi trong tỉnh, một số ít xuất tỉnh (khoảng 10%), còn lại phải nhập từ các tỉnh khác (theo báo cáo của Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

TRIỂN KHAI CÁC GIẢI PHÁP ĐỒNG BỘ

Trên cơ sở kết quả đạt được năm 2014, để thực hiện thắng lợi mục tiêu trong năm 2015 là tiếp tục phát triển ổn định cả về diện tích và sản lượng song song với phát triển đồng bộ các phương thức nuôi, cơ sở hạ tầng vùng nuôi, trong đó ưu tiên phát triển ở phương thức nuôi thâm canh - bán thâm canh, công nghệ cao và các đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế..Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đã đề ra giải pháp quan trọng nhằm phát triển ổn định lĩnh vực nuôi trồng thủy sản:

Về quy hoạch và đầu tư xây dựng cơ sỏ hạ tầng: Tổ chức thực hiện tốt quy hoạch phát triển sản xuất nông, lâm, diêm nghiệp và thủy sản tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, đồng thời gắn với định hướng tái cơ cấu lĩnh vực thủy sản. Tiếp tục đầu tư phát triển các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng thủy lợi – thủy nông nội đồng phục vụ nuôi trồng thủy sản, sản xuất giống tại địa phương và hệ thống điện 03 pha phục vụ cho các vùng nuôi tôm thâm canh – bán thâm canh tập trung

Về sản xuất và cung ứng giống: Tạo điều kiện cho những cơ sở sản xuất giống thủy sản thuộc các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh đầu tư nâng cấp, mở rộng nâng cao sản lượng, chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Tiếp tục phối hợp với các tỉnh miền Trung di nhập thêm giống có chất lượng tốt đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu trong suốt vụ sản xuất

Về nuôi trồng thủy sản: Thực hiện rà soát và điều chỉnh qui hoạch nuôi trồng thủy sản phù hợp với Tái cơ cấu nuôi trồng thủy sản. Đẩy mạnh việc mở rộng các diện tích nuôi thâm canh - bán thâm canh, công nghệ cao, nuôi tôm sạch gắn với bảo vệ môi trường. Nâng cao năng suất hình thức nuôi quảng canh cải tiến, áp dụng các công nghệ nuôi tiên tiến, nâng cao hiệu quả kinh tế. Tuyên truyền phổ biến và theo dõi kết quả thực hiện Lịch thời vụ nuôi trồng thủy sản năm 2015 và Kế hoạch phòng chống dịch bệnh trên tôm nuôi năm 2015. Tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn người nuôi tuân thủ quy trình quản lý và sử dụng thuốc, hóa chất trong nuôi trồng thủy sản đặc biệt là kháng sinh và chất diệt khuẩn đảm bảo an toàn thực phẩm.

Về phòng chống dịch bệnh: Tăng cường kiểm soát các yếu tố nguy cơ đối với những bệnh nguy hiểm trên tôm như bệnh Hoại tử gan tụy cấp, bệnh đốm trắng, đầu vàng, bệnh phân trắng,... Tăng cường công tác tập huấn về xử lý dịch bệnh, về tuân thủ qui trình nuôi giảm thiểu ô nhiễm môi trường, hạn chế vi khuẩn Vibrio phát triển, sử dụng chế phẩm vi sinh làm sạch môi trường để hạn chế dịch bệnh. Đẩy mạnh nuôi tôm theo mô hình VietGAP, hướng dẫn nhân rộng các mô hình nuôi có hiệu quả ở các địa phương. Thực hiện công tác quan trắc và cảnh báo môi trường để cảnh báo cho người nuôi những biến động xấu về môi trường, nguy cơ bùng phát dịch bệnh để người nuôi có kế hoạch phòng chống.

Ngoài ra, Ngành cũng đề ra nhiều giải pháp thực hiện trong lĩnh vực: Quản lý thức ăn, chế phẩm sinh học và sản phẩm cải tạo môi trường; Xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu và quản lý chất lượng sản phẩm; Đào tạo phát triển nguồn nhân lực; Phát triển khoa học, công nghệ; Hoàn thiện cơ chế chính sách.

Tags: nuoi tom nuoc lo, nuoi tom, nuoi trong thuy san


Có thể bạn quan tâm

Tăng cường quản lý nuôi tôm nước lợ các tháng đầu năm 2015 Tăng cường quản lý nuôi tôm nước lợ… Hướng dẫn nuôi tôm nước lợ tại các tỉnh phí Nam Hướng dẫn nuôi tôm nước lợ tại các…