Mô hình kinh tế Triển Vọng Cây Ngô Lai Trên Đất Tái Định Cư

Triển Vọng Cây Ngô Lai Trên Đất Tái Định Cư

Publish date Friday. June 28th, 2013

Triển Vọng Cây Ngô Lai Trên Đất Tái Định Cư

Thực hiện phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng để khắc phục điều kiện sản xuất, nâng thu nhập cho người dân TĐC Huổi Lực, xã Mường Báng, bằng nguồn vốn từ Nghị quyết 30a của Chính phủ, năm 2012, Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Tủa Chùa đã triển khai mô hình chuyển giao kỹ thuật trồng ngô lai LVN10.

Kết quả khả quan đạt được từ mô hình đã mở hướng phát triển kinh tế mới cho các hộ dân còn nhiều khó khăn trên vùng đất tái định cư.

Bà Nguyễn Thị Bình, Phó phụ trách Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Tủa Chùa cho biết: Trước thực trạng diện tích đất sản xuất lúa nước của người dân khu TĐC Huổi Lực không thể gieo cấy hết vì thiếu nước, không ít diện tích bà con bỏ hoang. Sau khi khảo sát thực tế điều kiện thổ nhưỡng của khu TĐC, Trạm đã mạnh dạn triển khai mô hình trồng ngô lai với mong muốn sẽ tìm được loại cây phù hợp với vùng đất này giúp bà con trồng thay thế cây lúa mà vẫn đem lại thu nhập ổn định. 

Chúng tôi quyết định chọn giống ngô lai LVN10 đưa vào thực hiện trên quy mô 7ha cho 43 hộ. Giống ngô này có tính ưu việt vượt trội so với các giống ngô khác là khả năng chịu hạn, thâm canh và ít nhiễm các loại sâu bệnh, khá phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

Để thay đổi phương pháp sản xuất truyền thống, những ngày đầu thực hiện mô hình, cán bộ của Trạm vừa tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật để bà con thực hiện đúng quy trình từ khâu làm đất, xử lý hạt giống... đến kỹ thuật chăm sóc, bón phân đúng kỹ thuật. Với sự hướng dẫn tận tình của cán bộ kỹ thuật nên bà con tham gia mô hình rất tích cực học hỏi và áp dụng khá thành thạo khi bắt tay vào thực hiện. Nhờ đó, mô hình đem lại hiệu quả tích cực, năng suất trung bình đạt 60 tạ/ha.

Anh Điêu Chính Luyến, bản Huổi Lực 2 cho biết: Nhờ cán bộ kỹ thuật hướng dẫn quy trình trồng ngô giống mới và chăm sóc ngô theo đúng kỹ thuật nên cây ngô phát triển tốt, ít sâu bệnh và cho năng suất cao, 60 tạ/ha. Vụ này năm trước, do thiếu nước không thể cấy lúa nên gia đình tôi bỏ ruộng hoang. Năm nay đưa vào trồng ngô không những có kết quả tốt mà giá trị kinh tế đem lại cũng không thua cây lúa. Do đó, gia đình dự kiến sẽ chuyển sang trồng ngô thay thế ở 1.000m2 ruộng thiếu nước để tận dụng diện tích và tăng thu nhập.

Bà Nguyễn Thị Bình cho biết thêm: Thực tế từ mô hình cho thấy, khi người dân trú trọng đầu tư phân bón, tích cực chăm sóc theo quy trình kỹ thuật thì giống ngô cho năng suất rất cao. Mô hình đã đẳng định phù hợp với điều kiện sản xuất của bà con. Trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, sản xuất nông nghiệp vùng cao còn gặp nhiều khó khăn, thành công từ mô hình trồng ngô lai LVN10 thương phẩm sẽ tạo tiền đề thuận lợi cho người dân khu TĐC Huổi Lực nói riêng nông dân xã Mường Báng nói chung mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nâng cao đời sống.

Thời gian tới, Trạm sẽ tiến hành thực hiện thêm các mô hình trồng thử nghiệm một sốgiống cây trồng mới nhằm giúp bà con tiếp cận nhiều hơn với các loại giống mới và có nhiều hơn cơ hội lựa chọn giống để chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp, đem lại hiệu quả kinh tế cao, cải thiện cuộc sống


Phát Triển Nghề Mây Tre Đan Ở Noong Hẹt Phát Triển Nghề Mây Tre Đan Ở Noong… Chuyển Giao Kỹ Thuật Chăn Nuôi Cho Nông Dân Xã Chung Chải Chuyển Giao Kỹ Thuật Chăn Nuôi Cho Nông…