Mô hình kinh tế Trôm Đặc Sản Của Bình Thuận
Mô hình kinh tế Trôm Đặc Sản Của Bình Thuận

Trôm Đặc Sản Của Bình Thuận

Ngày đăng 27/08/2014

Trôm Đặc Sản Của Bình Thuận

Vừa qua, tại Bình Thuận, hội thảo khoa học “Định hướng xây dựng và phát triển thương hiệu mủ trôm Tuy Phong” do Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp cùng các ban, ngành của tỉnh Bình Thuận tổ chức.

Trôm có giá trị kinh tế cao

Ngoài tác dụng giải nhiệt, mủ trôm còn có thể làm thuốc chữa bệnh về tiêu hóa và giúp ổn định đường huyết. Theo kết quả kiểm nghiệm sản phẩm mủ trôm của Viện Vệ sinh Y tế công cộng TP HCM, hàm lượng magiê/100 g mủ trôm là 102 mg, kali là 360 mg, kẽm là 42 mg.

Giá trị kinh tế nhất của cây trôm là mủ trôm bởi trong mủ trôm chứa nhiều giá trị dinh dưỡng cao, có tác dụng điều hòa đường huyết, ổn định huyết áp, mát gan, giải độc gan, làm lành vết thương.

TS Lê Bá Toàn - Khoa Lâm nghiệp Trường ĐH Nông Lâm TP HCM, người có nhiều năm dành tâm huyết cho cây trôm - cho biết: “Nhiều công trình của các nhà khoa học trên thế giới đã chứng minh công dụng đặc biệt của cây trôm.

Theo đó, ngoài tác dụng giải nhiệt, thải độc, chống táo bón, cải thiện mỡ trong máu của mủ trôm, dầu chiết từ hạt trôm còn chữa được các bệnh ngoài da như ngứa.

Khi tách chiết lá trôm bằng ethanol  sẽ thu được hợp chất có tính kháng khuẩn, kháng nấm. Vì vậy lá trôm có thể được sử dụng để thay thế kháng sinh”. Ngoài giá trị lấy mủ, trôm còn là loại cây thân gỗ to, khoảng 20 năm thì cho khai thác, gỗ không bị mối mọt.

Hiện mủ trôm Bình Thuận được các nhà máy chế biến nước giải khát, nhà máy sản xuất dược phẩm, nhà máy nước yến sử dụng làm nguyên liệu sản xuất. Đặc biệt, với bí quyết trích xuất tinh chất mủ trôm và sự hợp tác độc quyền của người nông dân được mệnh danh là “vua cây trôm” Trịnh Toàn đã tạo nên bước đột phá trong công nghệ điều trị nám chuyên sâu của thương hiệu mỹ phẩm Vĩnh Tân.

Cần xây dựng thương hiệu cho trôm

Các chuyên gia lâm nghiệp đánh giá trôm là loại cây có quy trình kỹ thuật trồng và khai thác dễ dàng, hiệu quả kinh tế cao hơn các loại cây khác. Hiện trôm đang được trồng và phát triển trên diện tích rộng nhằm phủ xanh đất trống đồi núi trọc, đồng thời mang lại thu nhập cao cho người dân.

Theo trung tâm khuyến nông - khuyến ngư, nhiều nông dân đã nắm bắt được kỹ thuật và mạnh dạn đầu tư phát triển cây trôm. Tuy  nhiên,  cây trôm được phát triển một cách tự phát, chưa có quy hoạch, chính sách cụ thể. Việc tiêu thụ mủ trôm chủ yếu dưới dạng bán trực tiếp mủ tươi cho thương lái.

Tại hội thảo, các chuyên gia lâm nghiệp, các nhà khoa học chuyên ngành đã phân tích cặn kẽ thổ nhưỡng, chu kỳ sinh trưởng cũng như giá trị kinh tế của cây trôm. Theo đó, trôm là loại cây đa mục đích, có giá trị kinh tế cao, đặc biệt là có tác dụng làm dược liệu, nguyên liệu mỹ phẩm, rất phù hợp trên vùng đất đồi, núi, đất khô hạn, chi phí đầu tư ban đầu rất thấp, chỉ bằng 30% so với các loại cây khác.

Để phát triển loài cây có hiệu quả kinh tế cao này và tận dụng nguồn đất nghèo dinh dưỡng  Bình Thuận, cần chủ động lập quy hoạch phát triển. Bên cạnh đó, Bình Thuận cần nhanh chóng đăng ký bảo hộ độc quyền cho dấu hiệu nhận diện và đăng ký chỉ dẫn địa lý cho mủ trôm Tuy Phong.


Thách Thức Thách Thức "Đè Nặng" Chăn Nuôi 2 Tàu Cá Vỏ Thép Gặp Trục Trặc 2 Tàu Cá Vỏ Thép Gặp Trục Trặc