Trồng cam xoàn trên đất lúa
Từ khi nhận quyết định nghỉ hưu, nhà giáo Nguyễn Văn Ngỡ (64 tuổi) ở ấp Bình Lợi, xã Bình Chánh, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang mạnh dạn trồng cam xoàn trên đất lúa.
Mỗi gốc cam xoàn cho trên 50kg trái
Để có mô hình trồng cam thành công như hiện tại, ông Ngỡ phải trải qua một quá trình tính toán và học hỏi
Từ việc làm ruộng thất bại vì dịch bệnh nên ông Ngỡ đã lên 1,5ha đất để trồng xoài nhưng không đạt kết quả như mong muốn. Một lần nữa ông quyết tâm chọn cách làm ăn mới.
Ông Ngỡ tâm sự: "Khi tôi lên 1,5ha trồng xoài thì đất không thích hợp, năng suất trái không cao. Vì thế tôi quyết định chuyển sang trồng cam xoàn vì thấy khí hậu, thổ nhưỡng ở đây phù hợp giống cam này. Khi bắt đầu trồng cam, mọi người nói tôi là “người đặc biệt” vì làm kinh tế chẳng giống ai. Chính vì vậy tôi quyết định đi học hỏi kinh nghiệm từ các tỉnh về áp dụng cho vườn cam nhà mình.
Thấy mấy đứa cháu ở Đồng Tháp trồng loại cam này và năng suất rất cao nên tôi dành thời gian đến đó học hỏi cách chọn giống, phun thuốc, bón phân, để trái… Từ đó vườn cam nhà tôi mang lại kết quả cao với 1.800 gốc, mỗi cây cho năng suất trên 50kg. Cam trái tròn, vỏ mỏng, ít hạt, thơm ngon, có độ ngọt rất cao”.
Cũng theo ông, với mức giá bán trên thị trường tết hiện nay từ 30.000 - 45.000 đồng/kg, vụ này vườn cây cho lãi khá.
Dẫn chúng tôi tham quan vườn trĩu quả, bà Nguyễn Thị Nhẹ (51 tuổi), em ruột ông Ngỡ hào hứng nói: “Đây là vườn cam 3 tuổi chuẩn bị thu hoạch bán tết. Giống cam này ông Ngỡ lấy ở Lai Vung (Đồng Tháp) về trồng, cho nhiều trái, ít bị xồ (không có nước). Để vườn đạt năng suất cao, phải chú ý từ khâu bón phân, phun thuốc, chống đỡ cành… Lên liếp cao chống bị ngập úng, khoảng cách trồng 2,5m và bước quan trọng là phải khắc gốc trước khi cây ra hoa".
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ