Trồng cóc Thái sai quả trong chậu ngay ở nhà phố
June Plum hay còn gọi là cóc Thái là giống cây ăn quả nhiệt đới.
Khác với cóc ta, cây to lớn, mỗi năm chỉ ra trái một lần, cây cóc Thái tuy nhỏ, cao từ 1,5 đến 2 mét nhưng tàn nhánh sum suê, trái ra quanh năm.
Trồng cóc Thái rất dễ, lại ít sâu bệnh nên được nhiều gia đình ưa thích trồng trong thùng xốp ngay tại nhà.
Vì cây cóc Thái ưa nắng, càng nhiều sáng càng sai quả nên tháng Tư đến là thời điểm thích hợp để trồng cho nhà một cây cóc Thái.
Cây cóc Thái ra trái sum suê quanh năm
Cây cóc Thái thường ra quả sau khoảng 3-5 tháng trồng cây.
Ưu điểm của cóc Thái là sau khi hái trái, cắt bỏ nhánh già là cây sẽ ra đọt mới và bông lại tiếp tục.
Cóc càng già trái càng sai.
Khi lớn cây cao hơn 1m nên khá phù hợp trồng trong ban công nhà phố.
Quả cóc Thái chua chua, giòn giòn có thể ăn chấm muối ớt, dầm chua cay hay làm nước ép trái cây.
Lá cóc Thái có vị chua dùng làm rau sạch, dùng trong các món gỏi cuốn.
Lá cây cóc Thái chua chua hay được ăn kèm gỏi cuốn
Chọn cây giống.
Cây cóc Thái có thể trồng bằng hạt sau khi ăn trái chín nhưng cây sẽ lâu cho trái.
Người ta thường nhân giống bằng phương pháp chiết cành hay ghép cành sẽ cho cây giống ra hoa ra trái sau 6-8 tháng chăm sóc.
Mua cây giống sẽ tốn ít thời gian chăm sóc hơn là gieo từ hạt
Đất trồng.
Cây cóc Thái dễ thích nghi, thích hợp với nhiều loại đất.
Cây ưa thích đất tơi xốp và thoát nước tốt để tránh để cây bị úng rễ.
Đất trồng cây có đủ dinh dưỡng thì cây cóc Thái lớn lên rất nhanh và lá cây xanh mơn mởn.
Nếu trồng cóc Thái trong chậu thì tốt nhất nên dùng phân giun quế để cung cấp đủ dinh dưỡng, giúp cây phát triển mạnh và nhanh hơn.
Chậu trồng.
Chậu trồng cóc Thái tại nhà nên chọn loại có kích thước miệng chậu từ 35-40 cm, cao từ 30-50 cm để cây cóc Thái có thể sinh trưởng lâu dài cho nhiều cành nhánh và cho nhiều quả.
Nếu sử dụng chậu bé thì sau này bạn phải đổi chậu trồng lần nữa khiến ảnh hưởng rễ và sự phát triển của cây trong một thời gian.
Chăm sóc.
- Tưới nước:
Cây cóc Thái trồng trong chậu cần tưới nước chậm để nước vào chậu đủ ngấm xuống dưới bộ rễ cây.
Bạn nên tưới nước vào buổi sáng, nếu trời nắng gắt có thể tưới thêm vào buổi chiều.
- Tỉa cành:
Để hạn chế chiều cao và giúp cây ra nhiều trái hơn, bạn nên cắt ngọn thường xuyên.
Vào mùa xuân, bạn có thể tỉa, cắt trụi cành và nhánh nhỏ của cây để cây có thể phát triển mạnh hơn vào mùa hè.
- Bón phân:
Trước khi trồng cần phải làm cho đất tơi xốp, bón lót phân chuồng, vôi, lân.
Khoảng 1,5-2 tháng sau khi trồng cóc Thái vào chậu, rễ cây ra nhiều cần phải thêm đất vào mặt chậu lớp từ 2-3 cm, và rải thêm muỗng cà phê nhỏ phân hạt NPK hay DAP vào xung quanh gốc cây rồi tưới đẫm nước.
Sau mỗi đợt hái quả nên bón thêm lớp đất mặt và phân hạt như hướng dẫn trên.
- Phòng trừ sâu bệnh:
Cây cóc Thái ít khi bị sâu bệnh nhưng khi thiếu nước thì cây dễ bị rệp muội làm cho vàng lá và khô dần cành.
Nếu trời mưa âm u kéo dài thì cây dễ bị bọ hút chích làm xoắn lá non.
Bạn không cần dùng thuốc trừ sâu mà dùng kéo cắt bỏ hết những cành bị hư, khô; rồi bón thêm ít phân giun quế.
- Thu hoạch:
Khi thu hái quả cóc Thái nên dùng kéo hay dao cắt hết quả trong chùm.
Sau đó cắt thu bớt nhánh cây đã cho quả để dưỡng sức cho cây cóc ra đợt quả mới.
Quả cóc Thái là một trái cây dinh dưỡng khi ép nước làm sinh tố hay một món quà vặt ngon bổ rẻ với món cóc dầm, ngâm chua cay.
Cây cóc Thái của cô Hoa (144 Quan Nhân, Hà Nội) đã kì công chuyển từ Sài Gòn ra.
Sự kì công không chỉ thể hiện qua công đoạn vận chuyển mà kể cả ở giai đoạn chăm sóc.
Trước Tết, cô Hoa phải tỉa, cắt trụi từng cành một, từng nhánh nhỏ của cây để ra ngoài Tết đến mùa Xuân cây lại đâm chồi nảy lộc và mùa hè lại sai ra hoa kết quả.
Cứ như vậy từ năm này qua năm khác.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ