Trồng dưa gang trên đất rẫy
Trên diện tích đất gần 400m2 trồng dưa gang, vụ này ông Long thu gần 15 triệu đồng. Ông Long cho biết, mặc dù năm nay dưa gang giá chỉ bằng phân nửa so với năm trước (3.000 đồng/kg), nhưng bù lại, nhờ kỹ thuật chăm sóc tốt, ruộng dưa của ông Long cho sản lượng cao, bình quân mỗi gốc dưa cho 20kg quả. “Nếu trúng chợ như năm trước tiền bán dưa cũng lên đến vài chục triệu đồng” - ông Long nói.
Ông Long cho biết, các khu vực đất rẫy ở ấp Thanh An chủ yếu là đất sỏi gò đồi, phần lớn những chủ đất ở đây chỉ sử dụng trong mùa mưa để trồng khoai mỳ, cây bắp, do đó, trong mùa khô gần như bỏ đất hoang. “Một số ít người cũng trồng các loại rau màu ngắn ngày khác như khổ qua, dưa chuột… nhưng thu nhập không cao” - ông Long nói. Bởi thị trường các cây trồng này không ổn định, chi phí trồng cao nhưng giá trị thấp, “trồng dưa gang bán cũng dễ mà chi phí thấp hơn nhiều so với trồng các loại cây khác” - ông Long cho biết thêm.
Tuy nhiên, để đạt hiệu quả, với cây dưa gang, là phải biết canh thời điểm nhu cầu của thị trường cao nhất. Ông Long cho biết, thông thường khoảng từ tháng 2-4 âm lịch, khí hậu nắng nóng, người tiêu dùng thích sử dụng dưa gang để “giải nhiệt”, do đó, dưa gang rất hút hàng. Trong khi đó, dưa gang có thời gian “ăn” dài ngày, phải mất hơn 60 ngày mới thu hoạch những trái đầu tiên. “Vì vậy, thời điểm cận Tết xuống giống là hiệu quả nhất” - ông Long nói.
Dưa gang không “ưa” bón nhiều phân hóa học, chỉ “thích” phân hữu cơ, nhất là phân bò. Theo ông Long, nếu lạm dụng nhiều phân hóa học, khi chín dưa sẽ xốp, rời rạc, ăn không ngon, khó bảo quản, vận chuyển khi tiêu thụ; ngược lại khi bón nhiều phân bò, khi chín dưa sẽ có độ dẻo nhất định, không bị bể và có mùi thơm đặc trưng. Ngoài ra, việc tưới nước cũng nên hạn chế dần khi những trái dưa gốc (dưa ra đầu tiên) đã già (sắp chín), nếu tưới quá nhiều nước trong giai đoạn này vừa tốn kém chi phí lại dễ làm dưa bị thối, chất lượng dưa không cao.
Để dưa ra được trái cần phải canh thời gian bấm ngọn hợp lý, giúp cho dưa có khả năng phân nhánh nhiều, theo đó cũng cho trái nhiều hơn. Ông Long cho biết, khoảng 15 ngày sau khi trồng nên bấm ngọn lần đầu tiên, sử dụng phân urê với liều lượng thấp để kích thích dưa phát triển mầm (nhánh); đồng thời sử dụng thuốc dưỡng 3 lá xanh cho cây tăng trưởng nhanh. Việc phòng trừ sâu bệnh cũng cần lưu ý thực hiện định kỳ, theo ông Long, nên sử dụng thuốc Boamu diệt sâu kể từ khi dưa bắt đầu cho lá nhám theo định kỳ 4 ngày/lần cho đến khi trái già thì ngưng hẳn.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ